Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kỷ nguyên thống trị năng lượng của Mỹ đã kết thúc?

Ngành dầu mỏ toàn cầu là một ngành có khả năng sinh lợi cao, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những diễn biến địa chính trị. Khi kỷ nguyên hậu Chiến tranh lạnh kết thúc, một hiện trạng mới đang xuất hiện. Mỹ đã từng là người duy nhất có tầm ảnh hưởng đáng kể trên thị trường năng lượng trên toàn cầu. Các liên minh toàn cầu và quân sự của nước này hóa ra là các công cụ quyền lực trong việc kiểm soát diễn biến ở các khu vực rất biến động như Trung Đông. Nhưng sự tiếp cận toàn cầu của Washington đang mờ dần trong khi thế lực của Nga và Trung Quốc đang gia tăng.

Moscow đã trở thành một lực lượng được tính đến trong một số khu vực do sự kết hợp giữa ngoại giao và chính trị năng lượng. Thêm vào đó, những sai lầm trong chính sách đối ngoại của Washington đã tạo ra những khoảng trống quyền lực để các diễn viên khác tận dụng, những sai lầm như vụ rút lu đầy bất ngờ gần đây khỏi miền Bắc Syria. Có thể nói rằng, Nga hiện đã trở thành nước môi giới quyền lực quan trọng nhất ở Trung Đông. Tuy nhiên, các kế hoạch của Moscow, không phải là khu vực, mà là toàn cầu. Hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi lần đầu tiên là một minh chứng cho tham vọng toàn cầu của điện Kremlin.

Moscow cũng đã thúc đẩy mối quan hệ mạnh mẽ với một số quốc gia ở Mỹ Latinh. Kể từ học thuyết Monroe năm 1823, Hoa Kỳ coi Trung và Nam Mỹ là sân sau của mình. Tuy nhiên, các quốc gia như Venezuela đã phản đối quyền lực và ảnh hưởng của Washington. Do đó, khi tin đồn làn rộng về việc bán công ty năng lượng lớn nhất Nam Mỹ cho Roseft của Nga, thì có sự hoảng loạn ở Washington về khả năng xảy ra một trở ngại chính sách đối ngoại nữa.

Công ty dầu mỏ quốc gia của Venezuela được ước tính trị giá 186 tỷ USD và là động lực kinh tế của đất nước. Vùng Orinoco, nơi sản xuất phần lớn dầu của nước này, chứa khoảng 300 tỷ thùng dầu có thể khai thác và là lớn nhất trên thế giới. Mặc dù có nguồn dự trữ năng lượng khổng lồ, nhưng Venezuela đang rơi vào vòng xoáy của một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị. Khủng hoảng chính trị kéo dài trong nhiều năm.

Bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế và quản lý kém PDVSA, Caracas gần như không thể vượt qua khó khăn. Hiện tại, khoản nợ của nước này cao hơn 738% so với kim ngạch xuất khẩu. Tương lai của Venezuela đang nằm trong tay một số ít các quốc gia sở hữu phần lớn khoản nợ 156 tỷ USD. Trong đó, Nga và Trung Quốc là chủ nợ lớn khi họ đặt mục tiêu có được nhiều ảnh hưởng hơn.

Phần lớn sản lượng dầu của PDVSA gắn liền với việc trả nợ. Kết hợp với các cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội hiện đang diễn ra, điều này đã dẫn đến một vấn đề dòng tiền lớn mà đang gây ra một chu kỳ kinh tế luẩn quẩn. Hơn nữa, việc khai thác Vành đai dầu Orinoco của Venezuela đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn để duy trì sản xuất do vị trí xa xôi của nó. Chảy máu chất xám và sự quản lý yếu kém PDVSA đã làm giảm sản lượng dầu của nước này thêm 1,1 triệu thùng mỗi ngày kể từ năm 2014.

Dầu Venezuela

Việc bán (một phần) PDVSA sẽ tạo ra một số lợi thế rõ ràng cho cả hai bên. Gánh nặng nợ lớn của Venezuela đang ngăn cản bất kỳ sự phục hồi kinh tế nào. Việc giảm nợ có thể giúp giảm bớt áp lực tài chính với hy vọng cho sự phục hồi. Ít nhất đó là những gì các nhà hoạch định chính sách đang hy vọng. Ngoài ra, Caracas có thể tin tưởng vào sự hỗ trợ của Nga trong một khu vực vẫn bị thống trị bởi Mỹ, nơi việc đối đầu quân sự là mối đe dọa kéo dài. Đến lượt mình, Moscow có thể tăng cường nắm giữ thị trường dầu mỏ toàn cầu và đưa thêm trữ lượng dầu lớn nhất thế giới vào danh sách tài sản đang gia tăng.

Tuy nhiên, bất chấp những tin đồn, vẫn chưa rõ liệu PDVSA của Venezuela có được bán hay không. Đầu tiên, khoản nợ của Venezuela với Bắc Kinh, khoảng 60 tỷ USD, lớn hơn nhiều so với khoản nợ của Moscow. Sẽ hợp lý hơn khi bán nó cho Trung Quốc để được giảm nợ đặc biệt là khi Trung Quốc có khả năng tài chính lớn hơn nhiều. Thứ hai, những rủi ro chính trị cao hơn nhiều so với Nga có thể chịu đựng nếu bị vướng vào vũng lầy chính trị. Khủng hoảng của Venezuela còn lâu mới kết thúc và việc dự đoán kết quả của nó là vô cùng khó khăn. Cuối cùng, Venezuela không phải là Syria. Moscow sẽ có bước đi cẩn thận để không khiêu khích Mỹ, nhất là khi một năm bầu cử đang tới gần.

Tuy nhiên, các công ty Nga sẽ vẫn đầu tư và điện Kremlin sẽ duy trì sự hiện diện của họ ở quốc gia Nam Mỹ này. Rủi ro chính trị tạo ra sự bất ổn và xua đuổi các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các công ty Nga được nhà nước hậu thuẫn có các mục tiêu chính trị cũng như tài chính. Đầu tư dễ bị rủi ro có khả năng mang lại lợi nhuận tài chính và kết quả chính trị cao hơn nhiều nếu thành công. Venezuela rốt cuộc cũng có thể là một khoản đầu tư chính trị và tài chính hợp lý theo quan điểm của Moscow.

                                                                                                                                                                                                  Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM