Kuwait đã tham gia cùng với UAE trong cam kết bơm ít dầu hơn sau khi Saudi Arabia kêu gọi các nhà sản xuất khác trong OPEC cắt giảm cung nhiều hơn để giúp hạn chế sự dư thừa toàn cầu.
Kuwait Petroleum Corp. đã nhất trí với các khách hàng ở Mỹ để giảm khối lượng bán dầu theo hợp đồng cho năm 2017, hãng KPC cho biết hôm thứ Tư. Thông báo này đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Bộ Năng lượng U.A.E Suhail Al Mazrouei cho biết Công ty Dầu Quốc gia Abu Dhabi National Oil Co. sẽ cắt giảm 10% lượng hàng xuất khẩu của Murban, Das và Upper Zakum bắt đầu trong tháng 9.
"Tuân thủ của Kuwait với thỏa thuận OPEC đã dẫn đến sản lượng giảm xuống và do đó giảm trong xuất khẩu," KPC cho biết trong một tuyên bố gửi qua thư điện tử, trích dẫn lời Emad Al-Abdulkarim, giám đốc điều hành tiếp thị toàn cầu. "Thị trường Mỹ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự giảm sút này."
Các hoạt động này của cả hai quốc gia Vùng Vịnh Ả-rập diễn ra sau những lời chỉ trích từ Bộ trưởng Năng lượng và Công nghiệp Saudi Khalid Al-Falih về các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu khí OPEC chưa hoàn thành cam kết cắt giảm nguồn cung. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, Kuwait đã tuân thủ với tỷ lệ trung bình là 98% với mức cam kết giảm 131.000 thùng/ngày. UEA chỉ tuân thủ trung bình có 54% mức cam kết cắt giảm 139.000 thùng mỗi ngày, IEA cho biết.
"U.A.E. cam kết sẽ góp phần vào việc cắt giảm sản xuất của OPEC," ông Al Mazrouei tuyên bố một tweet trên tài khoản chính thức trên Mạnh xã hội Tweeter.
Tuân thủ suy yếu
Dầu đã quay trở vào thị trường giá xuống hồi tháng trước do lo ngại rằng nguồn cung toàn cầu đang gia tăng đã làm giảm tác động của thỏa thuận lịch sử nhằm cắt giảm sản lượng trong năm nay giữa OPEC và các nước sản xuất đồng minh như Nga. Sự tuân thủ của nhóm đối với thỏa thuận này đã suy yếu, trong khi sản lượng của thành viên OPEC, Nigeria và Libya - cả hai đều được điều miễn trừ nghĩa vụ cắt giảm vì các cuộc xung đột nội bộ - đã hồi phục lại.
Một cuộc họp của các nhà sản xuất dầu ở St. Petersburg, Nga hôm thứ Hai đã đồng ý để cho Libya và Nigeria tiếp tục tăng sản lượng nhưng nhấn mạnh đòi hỏi các nhà sản xuất khác phải tuân thủ.
Theo IEA, Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC, đã khá chậm chạp so với hầu hết các thành viên khác, đạt mức tuân thủ trung bình chỉ 46%. Iraq vẫn chưa xác định liệu nước này có kế hoạch tăng cường cắt giảm trong vài tháng tới.
Saudi Arabia, nhà sản xuất lớn nhất của OPEC, đã vượt quá nghĩa vụ của mình, vượt quá con số 486.000 thùng mỗi ngày khoảng một phần năm, theo IEA. Nhà sản xuất lớn thứ tư của OPEC, UAE, còn Kuwait lớn thứ 5.
Nguồn: xangdau.net