Bất chấp sự cắt giảm sản lượng của các nước sản xuất dầu, giá dầu thô hầu như không tăng. Tình huống thị trường bí ẩn này liệu sẽ tiếp tục? Các chìa khóa để giải mã vấn đề chính là: cuộc cách mạng, lãi suất và sự gián đoạn.
Chìa khóa thứ nhất: Cuộc cách mạng
"Chúng ta nghe thấy bài hát chiến thắng của cuộc cách mạng," một nhà kinh doanh dầu cho biết về giá dầu hiện tại.
Các nhà sản xuất dầu là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga đã quyết định gia hạn hiệp ước cắt giảm sản lượng dầu cho đến tháng 3 năm 2018. Thảo thuận cắt giảm này ban đầu dự kiến sẽ kéo dài từ đầu năm cho đến hết tháng 6.
Biện pháp này nhằm duy trì giá dầu thô bằng cách hạn chế sản xuất.
Giá chuẩn West Texas Intermediate (WTI) tuy nhiên dao động quanh mức 45 USD/thùng - thấp hơn khoảng 10% so với giá trước khi cắt giảm sản lượng bắt đầu.
Sự gia tăng liên tục của dầu đá phiến (xem bên dưới) trong sản xuất nội địa ở Mỹ, quốc gia không tham gia vào việc cắt giảm sản xuất, là một yếu tố.
Bắt đầu từ tháng 1 năm nay, OPEC đã nhắm mục tiêu giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày.
Nhưng ngay cả trong nội bộ của OPEC, có đến ba quốc gia đã được miễn trừ cắt giảm - Nigeria và Libya, do sự bất ổn về chính trị, và Iran, đang khôi phục lại thị phần sau khi các biện pháp chế tài kinh tế được gỡ bỏ. Ba nước này đã tăng sản lượng thêm khoảng 500.000 thùng.
Ngoài ra, đá phiến của Mỹ đã tăng sản lượng thêm khoảng 400.000 thùng, làm suy yếu hiệu quả của việc giảm sản lượng của OPEC.
Từ năm 2010, Mỹ đã tăng sản lượng dầu mỏ thêm khoảng 4 triệu thùng mỗi ngày, tương đương với sản lượng dầu của Iran.
Đá phiến đã đưa Mỹ lên đến một vị trí cùng với Saudi Arabia như là một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất và đã đưa cuộc cách mạng dầu mỏ đá phiến của nước này tiến vào thị trường dầu mỏ thế giới.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA dự đoán sản lượng dầu mỏ đá phiến sét sẽ đạt mức 5,58 triệu thùng/ngày trong tháng 8, một mức cao kỷ lục.
Giá hòa vốn thấp hơn và quan điểm của Chính phủ Donald Trump được cho là góp phần làm tăng sản lượng trong nước.
Đá phiến ban đầu cần một mức giá khoảng 70 USD một thùng để hòa vốn. Nhưng do sự đổi mới công nghệ, mức hoàn vốn đã giảm xuống còn khoảng 40 USD, khiến cho loại dầu này vẫn có lợì ngay cả với giá thấp.
Sau khi quyết định rút khỏi hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, chính quyền Mỹ đang nỗ lực nới lỏng các quy định về môi trường và mở rộng phát triển nguồn lực trong nước.
Các bước đẩy nhanh việc phê duyệt thăm dò dầu khí trên đất công cũng đã được tiến hành.
Trump cũng có quan điểm tích cực về những nỗ lực sử dụng dầu đá phiến và khí tự nhiên trong nước để biến Mỹ từ một nhà nhập khẩu tài nguyên sang một nhà xuất khẩu tài nguyên.
Xuất khẩu khí đốt thiên nhiên sang Ba Lan đã bắt đầu trong tháng Sáu. Ba Lan phụ thuộc vào Nga cho phần lớn lượng khí đốt nhập khẩu, và động thái này được xem như một cách để kiểm tra khả năng xuất khẩu tài nguyên mạnh mẽ của Nga ở Đông Âu.
Bài hát chiến thắng của cuộc cách mạng đá phiến vẫn đang được hát và có thể sẽ tiếp tục gây sức ép lên giá dầu.
Chìa khóa thứ hai: Lãi suất
Khi xem xét giá dầu, tác động của lãi suất không thể bỏ qua.
Ngoài những người cần dầu, nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường, dẫn đến hoạt động đầu tư đầu cơ khổng lồ. Sản lượng WTI khoảng 300.000 thùng mỗi ngày, nhưng với việc bổ sung các giao dịch tương lai, giao dịch thực tế trên sàn giao dịch lên đến khoảng 1 tỷ thùng mỗi ngày.
Do đó, giá dầu thô rất dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động trên thị trường tài chính, ngoài áp lực từ cung và cầu. Bởi vì các giao dịch được thực hiện bằng đồng USD, chúng đặc biệt nhạy cảm với lãi suất của Mỹ.
Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu xem xét nghiêm túc việc tăng lãi suất, xu hướng giảm giá dầu sẽ xảy ra.
Khi lãi suất tăng và USD tăng mạnh hơn, sẽ mất nhiều chi phí hơn để đổi USD để mua dầu thô.
Người ta cho rằng các nhà đầu cơ dự đoán rằng lãi suất tăng hơn nữa sẽ đẩy tiền mua dầu thô sang các sản phẩm đầu tư khác, dẫn đến giá dầu thô giảm.
Tại cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang vào ngày 26 tháng 7, Fed quyết định tiếp tục các chính sách hiện hành nhằm tăng lãi suất của mình. Hiện tại, sự dự đoán về lãi suất cao hơn đang gây sức ép lên dầu thô sẽ không thay đổi.
Chìa khóa thứ ba: Sự tan vỡ
Sự tan vỡ cũng đóng vai trò là yếu tố thúc đẩy giá xuống.
Saudi Arabia đã cắt giảm quan hệ ngoại giao với thành viên OPEC là Qatar vào tháng Sáu. Động thái này nhằm ngăn chặn Qatar tăng cường mối quan hệ với Iran, một quốc gia mâu thuẫn với Saudi Arabia.
Tình hình tồi tệ hơn ở Trung Đông thường đẩy giá dầu lên cao. Nhưng lần này, trong khi giá cả tăng lên ngay sau khi công bố mối quan hệ bị cắt đứt, nó đã nhanh chóng quay đầu giảm trở lại.
Điều này là do quan ngại cho rằng sự khủng hoảng trong OPEC có thể gây nguy hiểm khả năng tiếp tục cắt giảm sản xuất.
Nếu các mối quan hệ bị gián đoạn kéo dài, nếu sự không hài lòng với những thiếu hụt ảnh hưởng của việc cắt giảm sản xuất khiến Nga phải chấm dứt hợp tác cắt giảm chung, những lo ngại của thị trường có thể gia tăng và giá cả có thể giảm nữa.
Saudi Arabia đã tuyên bố chính sách hạn chế xuất khẩu dầu thô của nước này trong nỗ lực nhấn mạnh việc cắt giảm sản lượng tiếp theo - cùng với các yếu tố khác dẫn đến sự tăng nhẹ của giá dầu thô.
Tuy nhiên, 3 chìa khóa này vẫn tiếp tục có những tác động đáng kể, dẫn đến dự đoán cho rằng giá dầu thô sẽ vẫn ở mức 40-50 USD/thùng vào nửa cuối năm nay và sau đó.
Giá dầu thô thấp thường được mong muốn đối với các nước tiêu thụ dầu mỏ như Nhật Bản, nhưng các khía cạnh tiêu cực không thể bỏ qua.
Dầu thô rẻ đẩy giá tiêu dùng giảm, dẫn đến lo ngại rằng nó có thể cản trở nỗ lực của Nhật Bản trong việc khắc phục tình trạng giảm phát.
Cần phải cảnh giác với nguy cơ giá dầu thấp có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và sự suy yếu của đồng tiền trong các quốc gia sản xuất dầu, đồng thời gây ra sự hỗn loạn trong nền kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính.
Cũng có nguy cơ giá dầu thấp kéo dài có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty dầu mỏ và đầu tư thấp hơn vào việc phát triển các mỏ dầu mới dẫn đến sự sụt giảm trong sản xuất và sẽ khiến giá cả tăng vọt.
Nhật Bản phụ thuộc vào Trung Đông cho hơn 80% lượng dầu nhập khẩu. Quốc gia này không thể tự mãn về giá dầu thô hiện tại và trì hoãn thực hiện các bước để chuẩn bị cho tương lai.
Điều quan trọng chính là tận dụng lợi thế của giá thấp trong thị trường người mua hiện tại, để đạt được điều kiện mua hàng thuận lợi thông qua đàm phán lâu dài. Tăng cường nguồn lực nhập khẩu từ các nước như Mỹ và Nga là một cách tiếp cận khác để xem xét.
Nguồn: xangdau.net