Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế toàn cầu chậm lại trong hy vọng về cắt giảm của OPEC giữ giá dầu không giảm hơn nữa

Sự lây lan liên tục của coronavirus có thể sẽ chuyển thành tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu kém nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính hơn một thập kỷ trước.

Trong kịch bản “trường hợp tốt nhất”, OECD cho biết GDP có thể tăng 2,4% trong năm nay, giảm so với ước tính trước đó là 2,9%. Nhưng vì tình hình rất không chắc chắn, rủi ro đang là giảm. Một sự thu hẹp kinh tế trong quý đầu tiên là có thể.

Tại Trung Quốc, hoạt động kinh tế đã lao dốc. Dữ liệu PMI của chính phủ Trung Quốc là 35,7 điểm trong tháng 2, mức thấp chưa từng thấy, phản ánh sự sụt giảm mạnh trong hoạt động sản xuất. Tháng 1 chỉ số này là 50 điểm. Chỉ số phi sản xuất giảm còn 29,6 điểm, bằng chứng cho thấy những hoạt động dịch vụ cũng đi vào bế tắc. Bất cứ con số nào dưới 50 báo hiệu một sự thu hẹp.

Hiện tại, sự chậm lại ở Mỹ dự kiến ​​sẽ chỉ vừa phải. OECD đã cắt giảm ước tính tăng trưởng còn 1,9%, giảm từ 2,0% trước đó. Nhưng sự lây lan của coronavirus vẫn tiếp tục, và tác động kinh tế tồi tệ nhất có thể vẫn còn ở phía trước.

“Chúng tôi rất khiêm tốn khi thực hiện dự báo này, do mọi thứ không chắc chắn như thế nào,” Laurence Boone, nhà kinh tế trưởng của OECD, cho biết.

Hôm thứ Hai, Bank of America Merrill Lynch đã cắt giảm dự báo giá dầu năm 2020 đối với Brent với mức giảm mạnh 8 USD/thùng, hạ mức trung bình WTI 2020 còn 49 USD và Brent còn 54 đô la. Hội nghị Năng lượng IHS CERAWeek ở Houston đã bị hủy vì coronavirus, một sự kiện mà vào năm ngoái đã thấy hơn 5.300 người tham gia.

Theo Goldman Sachs, thế giới hiện đang trải qua cú sốc nhu cầu hàng hóa lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính một thập kỷ trước. Nhu cầu dầu của Trung Quốc đã giảm 4 triệu thùng mỗi ngày trong thời điểm hiện tại. Điều đó so sánh với cú sốc nhu cầu 5 triệu thùng/ngày được thấy trong cuộc khủng hoảng 2008-2009, theo ông Jeff Currie  của Goldman. Ông nói thêm trong báo cáo ngày 28 tháng 2 rằng kho chứa dầu Trung Quốc đang đầy, điều này có thể gây thêm áp lực bán dầu.

Sau khi sụt giảm 14% v giá trị vào tuần trước trong dầu thô, giá đã tăng vọt khoảng 5% trong phiên thứ Hai. “Bên cạnh niềm tin tươi trên thị trường dựa vào hy vọng cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương và các biện pháp kích thích kinh tế từ phía chính phủ, kỳ vọng về việc cắt giảm sản lượng sâu hơn của OPEC+ đang hỗ trợ giá cả,” Commerzbank viết một báo cáo.

Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã bắt đầu đưa ra các tuyên bố về việc cắt giảm lãi suất. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã đưa ra một tuyên bố vào thứ Sáu, lưu ý rằng trong khi “các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ, thì ngân hàng trung ương “sẽ sử dụng các công cụ của chúng tôi và hành động phù hợp để hỗ trợ nền kinh tế.” Powell lưu ý rằng coronavirus “dẫn đến những rủi ro cho hoạt động kinh tế.” Ngân hàng Nhật Bản cũng hứa sẽ thực hiện nếu cần.

Một cách ngắn gọn, các thị trường diễn giản tuyên bố đó là một cam kết cắt giảm lãi suất nếu nền kinh tế xấu đi. Trên thực tế, Ủy ban Thị trường mở Liên bang FOMC sẽ họp vào ngày 17 và 18 tháng 3 và các thương nhân đang ngày càng giả định việc cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra. Các nhà kinh tế của Goldman dự đoán rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 75 điểm cơ bản trong nửa đầu năm 2020.

“Tuyên bố này mua một số thời gian với sự báo trước là họ sẽ cắt giảm lãi suất,” ông Derek Tang, một nhà kinh tế tại LH Meyer/Monetary Policy Analytics ở Washington, nói với Bloomberg. “Câu hỏi đặt ra là, liệu họ có mua đủ thời gian đến giữa tháng 3 hay không? Điều đó là ít rõ ràng hơn.”

Kể từ thứ Hai, hành động được cho là từ ngân hàng trung ương - cùng với niềm tin của việc ngày càng tăng cho khả năng cắt giảm OPEC + - đã giúp ngăn chặn việc bán tháo, ít nhất là trong tạm thời. “Giá dầu tăng đột biến hôm thứ Hai được thúc đẩy bởi hy vọng rằng liên minh OPEC sẽ tăng cường cắt giảm sản lượng,” ông Michael Poulsen, nhà phân tích tại Global Risk Management, đã viết trong một báo cáo. “Hiện tại, hy vọng trên thị trường tài chính là các ngân hàng trung ương thế giới có thể thúc đẩy một số biện pháp cứu trợ trong các nền kinh tế với sự kích thích kinh tế.”

Tóm lại là mặc dù việc cắt giảm lãi suất không làm được gì nhiều để ngăn chặn sự lây lan của virus. Phản ứng ngẫu hứng từ chính phủ liên bang Mỹ có thể có nghĩa là câu chuyện này còn lâu mới kết thúc.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM