Nhu cầu dầu đang trở nên loạng choạng, và các vết nứt trong nền kinh tế toàn cầu cũng là một trở ngại lớn, nhưng có một kịch bản được đưa ra là giá dầu có thể tăng trong những tuần tới.
Một đợt phục hồi giá là không thể tránh khỏi, nhưng là vì do có quá nhiều yếu tố bất ngờ cùng xảy ra, thị trường dầu đang trải qua một số áp lực tăng đối ngay cả khi nhu cầu đang chững lại. Đầu tiên, và rõ ràng nhất, là căng thẳng Hoa Kỳ-Iran, rõ ràng là sẽ không sớm biến mất. Quyết định của Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân một năm trước đã tạo tiền đề cho sự đụng độ ngày hôm nay.
Với việc bị dồn vào chân tường của Iran, giờ đây họ cũng đã quyết định thoát khỏi thỏa thuận, mặc dù theo cách khác. Các quan chức Mỹ đang cho rằng việc rút lui như là biện minh thêm để tăng áp lực. Cho đến nay, dòng chảy dầu đã không bị gián đoạn theo bất kỳ cách nghiêm trọng nào, nhưng rủi ro đối với tàu chở dầu và của một cuộc xung đột lớn hơn vẫn là mối quan tâm hàng đầu. Vào thứ Tư, Tổng thống Trump đã tweet rằng các lệnh trừng phạt đối với Iran “sẽ sớm được tăng lên, một cách đáng kể!”.
Ngoài ra, OPEC + gần đây đã gia hạn cắt giảm sản lượng, đảm bảo rằng ít nhất 1,2 triệu thùng mỗi ngày vẫn nằm ngoài thị trường trong 9 tháng nữa. Tuy nhiên, một sự cố gián đoạn nguồn cung bất ngờ đã ảnh hưởng tới Nga trong vài tháng qua. Do cuộc khủng hoảng ô nhiễm đường ống Druzhba, sản lượng dầu của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm. Với sản lượng chỉ 10,79 triệu thùng/ngày vào đầu tháng 7, Nga đang sản xuất dưới mức mục tiêu đã thỏa thuận khoảng 400.000 thùng/ngày. “Vì lý do này, công ty điều hành đường ống Transneft chỉ nhận được số lượng dầu hạn chế từ Rosneft, công ty dầu mỏ lớn nhất của Nga”, Commerzbank viết trong một ghi chú. “Ba Lan hiện đang nhận được dầu một lần nữa thông qua đường ống Druzhba bị ảnh hưởng, tuy nhiên nhà điều hành đường ống này đã cảnh báo rằng những gián đoạn tiếp theo là không thể loại trừ”.
Trong khi đó, Hoa Kỳ đã chứng kiến một số sự sụt giảm khá đáng kể trong tồn kho dầu trong nhiều tuần liên tiếp, một xu hướng nữa giúp đẩy dầu lên cao. EIA đã báo cáo sự sụt giảm lớn 9,5 triệu thùng dầu thô trong tuần đầu tiên của tháng 7 và tổng lượng dầu dự trữ đã giảm 26,5 triệu thùng trong tháng qua, đảo ngược nmức tồn kho tích tụ khá lớn.
Tại Venezuela, một sự cố mất điện đã làm gián đoạn hoạt động tại khu liên hợp nhà máy lọc dầu chính của Venezuela, đe dọa sẽ gây ra nhiều sự gián đoạn hơn nữa đối với sản xuất và xuất khẩu. Hai nhà máy lọc dầu này có công suất 940.000 thùng/ngày.
Mối đe dọa đang dần lộ diện tiếp theo đối với Venezuela là hết hạn miễn trừ mà Chevron có được từ chính phủ Hoa Kỳ, cho phép hãng này tiếp tục hoạt động ở Venezuela. Miễn trừ sưc hết hạn vào cuối tháng này và chính quyền Trump đang xem xét để cho nó hết hạn như một cách để gây thêm thiệt hại cho ngành công nghiệp dầu lửa Venezuela. Nếu Chevron bị buộc phải rời đi, thì một phần nữa trong sản xuất dầu của Venezuela có thể gặp nguy cơ.
Khi được hỏi về việc liệu miễn trừ có được gia hạn hay không, cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump, ông Larry Kudlow, nói rằng “đó là vấn đề đang được thảo luận”. tuy nhiên, S&P Global Platts đư atin rằng Mỹ đang “cân nhắc một cách kiên quyết” việc để cho miễn trừ này hết hạn. Nếu làm như vậy, Chevron và một số công ty khác có thể sẽ có 60 đến 90 ngày để rời khỏi nước này.
Đầu năm nay, khi chính quyền Trump tự tin hơn vào chiến dịch thay đổi chế độ của mình, họ đã thấy Chevron đóng một vai trò quan trọng trong thời kỳ hậu Maduro, có khả năng bao gồm một nỗ lực nhanh chóng trong việc tư nhân hóa.
“Hiện tại, chúng tôi đang nói chuyện với các công ty lớn của Mỹ”, cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, nói vào tháng 1, chỉ một ngày sau khi Juan Guaidó thực hiện nỗ lực ban đầu của mình trong việc lật đổ Maduro. “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang cố gắng để đạt được kết quả cuối cùng ở đây. Đây sẽ là một sự khác biệt lớn đối với Hoa Kỳ về mặt kinh tế nếu chúng ta có thể có các công ty dầu mỏ của Mỹ thực sự đầu tư vào và sản xuất dầu mỏ ở Venezuela”.
Tuy nhiên, với cuộc đảo chính đã thất bại, phe diều hâu trong chính phủ Hoa Kỳ giờ đây có thể xem các hoạt động đang diễn ra của Chevron như là đang củng cố cho Maduro. Tuy nhiên, nó không phải là một tính toán dễ dàng. Phe diều hâu cũng có thể sợ rằng bằng cách đẩy Chevron rút lui, họ sẽ dành nhiều chỗ hơn cho Trung Quốc và Nga để tăng sự hiện diện của họ ở Venezuela, một diễn biến sẽ là sự đối nghịch với bản năng trong việc thành lập chính sách đối ngoại của Washington. Vì vậy, không rõ Mỹ sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách nào.
Cuối cùng, một yếu tố khác có thể góp phần làm tăng giá đối với dầu thô là quyết định gần như chắc chắn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ về việc cắt giảm lãi suất vào cuối tháng này. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã làm điều trần trước Quốc hội vào thứ Tư, nơi ông thừa nhận rằng tăng trưởng đã chậm lại trên toàn thế giới, lạm phát vẫn ở mức thấp và mối quan tâm thương mại chiếm ưu thế. Dựa trên quan điểm của các nhà đầu tư, thị trường đưa ra khả năng cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản ở mức gần 100%.
Tất cả các yếu tố này đang đẩy giá theo một hướng. Nhu cầu vẫn là một mối quan tâm lớn, nhưng trong phiên giao dịch hôm thứ Tư, cả WTI và Brent đều tăng hơn 3%.
Nguồn tin: xangdau.net