Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Khủng hoảng tài chính ở Venezuela trầm trọng hơn bởi cuộc chiến giá dầu, virus corona

Cuộc chiến giá giữa các nhà sản xuất dầu trên thế giới đã làm giảm doanh thu xuất khẩu của Venezuela và làm trầm trọng thêm khủng hoảng tài chính của quốc gia này khi cũng phải đối mặt với đại dịch Covid-19, các lệnh trừng phạt của Mỹ và sản lượng dầu thô giảm.

Hơn 90% doanh thu xuất khẩu của Venezuela đến từ dầu mỏ. Quốc gia này có nguy cơ thu được chưa tới 8 tỷ USD trong năm nay, 1/3 doanh thu 25 tỷ USD trong năm 2019, theo công ty tư vấn kinh tế Ecoanalitica trụ sở tại Caracas. Hai công ty tư vấn địa phương khác cũng dự báo chính phủ sẽ có doanh thu chưa bằng một nửa năm ngoái.

Ba tuần trước Tổng thống Nicolas Madura gọi thị trường dầu đang sụt giảm là một “cú đánh tàn bạo” khiến giá giảm dưới chi phí sản xuất.

Tuần trước sản lượng của Venezuela giảm dưới 700.000 thùng/ngày. Lĩnh vực dầu phải đối phó với nhiều năm thiếu đầu tư và thiếu nhân viên, và các lệnh trừng phạt của Mỹ đã hạn chế công ty dầu nhà nước tiếp cận với vốn quốc tế và đã ngăn cản tiếp thị dầu thô tại Mỹ.

Công ty dầu Rosneft của Nga (đang kinh doanh chủ yếu với dầu của Venezuela ở thị trường Châu Á) tuần trước thông báo việc kinh doanh của họ tại nước này sẽ được tiếp quản bởi một công ty khác của Nga.

Sự thay đổi này và nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đang giảm do đại dịch khiến dự trữ dầu của Venezueal tăng lên tại thời điểm họ bán dầu nhất.

Năm ngoái Maduro đã giảm việc kiểm soát đối với nền kinh tế, cho phép các công ty và tư nhân mang USD và hoạt động tự do hơn.

Ngân sách của chính phủ từ các hoạt động khác ngoài dầu mỏ, như bán vàng, không vượt quá 2 tỷ USD. Thâm hụt ngoại hối sẽ khoảng 7,6 tỷ USD theo tính toán của công ty Ecoanalitica.

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã từ chối yếu cầu vay 5 tỷ USD của Maduro hồi tháng 3/2020. Các quan chức chính phủ đã tiếp cận với ngân hàng Trung Quốc để tìm kiếm hỗ trợ.

Trong năm 2019, chính phủ này đã nhập khẩu khoảng 550 triệu USD thực phẩm, với 40% các lô hàng tới từ Trung Quốc. Nhà kinh tế Asdrúbal Oliveros nói “chính phủ phải đàm phán lại khoản nợ với Trung Quốc và Nga”, ông chỉ ra rằng Maduro cũng sẽ phải giảm nhập khẩu hàng hóa cơ bản như thực phẩm và xăng dầu.

Không giống như các chính phủ khác trong khu vực, Maduro đã không miễn thuế cho các công ty và doanh nghiệp đóng cửa trong quá trình cách ly. Nhà kinh tế Tamara Herrera, giám đốc công ty Sintesis Financiera cho biết “có lo ngại về việc duy trì doanh thu thuế, nhưng trong những điều kiện này việc duy trì chúng đơn giảm làm sâu sắc thêm suy thoái kinh tế”. 

Nguồn tin: vinanet.vn

ĐỌC THÊM