Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Khủng hoảng kinh tế có thể kéo dầu xuống thấp hơn

Thị trường tài chính toàn cầu lại một lần nữa cho thấy một số dấu hiệu cảnh báo, khi việc bán tháo cổ phiếu xóa đi hoàn toàn  mức tăng có được tại các thị trường chứng khoán Mỹ trong năm 2018. Khủng hoảng kinh tế và tài chính có thể dẫn đến một sự suy giảm rộng hơn, điều này làm tăng các cạm bẫy cho giá dầu.

Những rủi ro đối với thị trường tài chính đã nhân lên trong năm nay. Các chất xúc tác mới nhất chính là sự xáo trộn trong cổ phiếu công nghệ, vốn đã từng giúp làm tăng giá trị của cổ phiếu, nhưng hiện đang làm trì trệ toàn bộ hệ thống tài chính rộng lớn hơn. Theo tờ New York Times, Apple có trị giá 1 nghìn tỷ đô la trong tháng 10, nhưng hiện nay chỉ có giá trị khoảng 880 tỷ đô la, một sự suy giảm khá ấn tượng chỉ trong một tháng. Cái gọi là cổ phiếu FANG - Facebook, Amazon, Netflix và Alphabet (Google) – hiện vẫn chưa nằm trong thị trường gấu.

Các lĩnh vực công nghệ đang bị tác động trên nhiều mặt trận. Một loạt các vụ bê bối tại Facebook đã làm tăng cường giám sát và nâng cao khả nang của những hành động pháp lý. Lợi nhuận cho nhiều công ty công nghệ cũng không phải như những gì họ từng có.

Nhưng vấn đề không chỉ với công nghệ. Các tập đoàn tài chính khác đang khiến các nhà đầu tư khó chịu. Thu nhập quý III từ một loạt các công ty hàng đầu của Mỹ đã gây thất vọng. Thị trường tín dụng cũng bắt đầu tồi tệ. Bloomberg lưu ý rằng cả trái phiếu lợi suất cao và trái phiếu ở điểm đầu tư sẽ lỗ trong năm nay bằng cả đồng euro và đôla, lần đầu tiên đã xảy ra kể từ năm 2008.

Goldman Sachs đang yêu cầu các nhà đầu tư chuyển sang tiền mặt, một dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang lo lắng về tương lai gần của các cổ phiếu toàn cầu. "Tiền mặt sẽ đại diện cho một loại tài sản cạnh tranh so với cổ phiếu lần đầu tiên trong nhiều năm," các nhà phân tích Goldman đã viết trong một báo cáo.

Với năm 2018 sắp kết thúc, các nhà kinh tế đang ngày càng lo lắng rằng năm 2019 sẽ thấy nhiều biến động kinh tế hơn. Cục Dự trữ Liên bang FED tiếp tục tăng lãi suất, điều này đã làm tăng chi phí vay nợ, đánh vào thị trường nhà đất và làm tăng thâm hụt thương mại. Đồng đô la cũng đã tăng mạnh đáng kể trong năm nay, đã ảnh hưởng tiêu cực lên các đồng tiền thị trường mới nổi và dẫn đến biến động và sự tháo chạy vốn.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc cũng tiếp tục cơn thịnh nộ. Cuối tuần qua, Phó Tổng thống Mike Pence và Chủ tịch Trung Quốc Xi Jingping đã đề cập tại hội nghị thượng đỉnh hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), nơi cả hai đã tham gia và có những lập trường cứng rắn về tranh chấp thương mại. Hội nghị thượng đỉnh APEC đã không tập hợp được ngay cả một tuyên bố chung ấm áp. Trung Quốc đổ lỗi cho phái đoàn Mỹ. "Chủ yếu là các nền kinh tế cá nhân khăng khăng áp đặt các văn bản riêng của họ lên các bên khác, để bào chữa cho chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương, cũng như không chấp nhận các sửa đổi hợp lý từ Trung Quốc và các bên khác", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

Căng thẳng tăng cao đã làm giảm hy vọng về một giải pháp ngắn hạn cho cuộc chiến thương mại. Bản chất không nhất quản của Tổng thống Trump luôn mở ra khả năng phát triển bất ngờ, nhưng hiện tại, cuộc chiến thương mại dường như sẽ tiếp tục.

Đó là tin xấu vì nó sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn khi thời gian trôi qua. Mức thuế 10% của Mỹ lên 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc sẽ tăng lên 25 % vào đầu năm 2019. Hơn nữa, nếu cuộc họp được mong đợi cao giữa Trump và Xi Jingping ở Buenos Aires vào cuối tháng này không tốt, chính quyền Trump có thể tiếp tục mối đe dọa của mình đánh thuế thêm 260 tỷ đô la hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trong thực tế, kết quả của cuộc họp này có thể có các phân nhánh toàn cầu. Một bước đột phá trong đàm phán sẽ cung cấp một sự hỗ trợ  cho nền tài chính toàn cầu, nhưng một cuộc xung đột sâu sắc hơn có thể kéo nền kinh tế toàn cầu đi xa hơn, đã quay cuồng từ sự tăng trưởng chậm và sự biến động mới nhất.

Tất cả điều này là tiêu cực đối với nhu cầu tiêu thụ dầu, vốn đã được điều chỉnh nhiều lần trong năm nay. IEA cho thấy nhu cầu tăng 1,3 triệu thùng/ngày trong năm 2018 và 1,4 triệu thùng/ngày trong năm 2019. Đầu năm nay, cơ quan này cho rằng nhu cầu sẽ tăng 1,5 triệu thùng/ngày trong năm 2018. “Triển vọng cho nền kinh tế toàn cầu đã xấu đi kể từ báo cáo cuối cùng,” IEA cho biết trong tháng này. Mặt tiêu cực là giá dầu thấp hơn sẽ làm dịu bớt sự phá hủy nhu cầu tiêu thụ. "Trong khi tăng trưởng kinh tế chậm hơn ở một số nước làm giảm triển vọng nhu cầu dầu, một sự điều chỉnh giảm đáng kể cho giả định giá của chúng tôi thì được thông cảm."

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM