Bloomberg đưa tin, một vụ rò rỉ buộc phải đóng cửa một đường ống dẫn dầu ở Libya đã làm giảm sản lượng dầu đang phục hồi của nước này tới 200.000 thùng/ngày, hãng tin lưu ý đến những thách thức mà nước này phải đối mặt trong việc gia tăng sản lượng dầu. Đường ống này dẫn dầu từ hai mỏ do Waha Oil vận hành đến cảng dầu Es Sider.
Sản lượng dầu thô của Libya đã phục hồi từ dưới 100.000 thùng/ngày vào đầu tháng 9 lên hơn 1,2 triệu thùng/ngày vào tháng 11 khi các lực lượng liên kết với chính phủ miền đông dỡ bỏ lệnh phong tỏa cảng dầu sau 8 tháng vốn đã làm kìm hãm ngành công nghiệp dầu mỏ của Libya.
Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia cũng có kế hoạch tăng sản lượng lên ít nhất 1,7 triệu thùng/ngày, chủ tịch Mustafa Sanalla nói với Wall Street Journal vào tháng 11. Những diễn biến này đã cản trở hy vọng của các thành viên OPEC về giá cao hơn nhờ vào việc cắt giảm sản lượng sâu của OPEC + đã được đồng ý hồi đầu năm.
Tuy nhiên, các nhà phân tích đã bác đi lo lắng rằng dầu của Libya sẽ bù đắp cho việc cắt giảm, lưu ý rằng tình hình ở quốc gia Bắc Phi này vẫn còn khá mong manh về mặt chính trị, nghĩa là có sự không chắc chắn về tương lai của sản xuất dầu tại nước này.
Thật vậy, chỉ trong tuần trước, các thành viên của Lực lượng Bảo vệ Các Cơ sở Dầu khí PFG- một nhóm cũng đã tham gia vào các cuộc tranh cãi nội bộ giữa miền đông và pmiền tây - đã trì hoãn việc bốc dỡ ít nhất một lô hàng dầu thô và đe dọa sẽ phong tỏa cảng Hariga trừ khi yêu cầu về tiền lương của họ được đáp ứng.
Đây là sự cố mới nhất trong một chuỗi dài các vụ gián đoạn xuất khẩu do PFG gây ra, có thời điểm được sử dụng để kiểm soát tất cả các cảng dầu và làm cản trở xuất khẩu cho đến khi Quân đội quốc gia Libya trực thuộc miền đông giành quyền kiểm soát các cơ sở từ họ và giao nó cho NOC.
Giờ đây, công ty dầu khí nhà nước đang phải đối mặt với một vấn đề hoàn toàn khác do sự cẩu thả của các phương tiện vận tải. Công ty cho biết đường ống đã phải ngừng hoạt động "không thể tiếp tục hoạt động do số lượng dầu rò rỉ lớn và nó đã bị mòn", đồng thời đổ lỗi cho việc thiếu nguồn tài trợ của nhà nước cho các công ty con trong khu vực.
“Những gì đã xảy ra với Waha ngày nay thì đã xảy ra hàng ngày với các công ty khác bị thiếu hụt ngân sách. Họ cũng đang đứng trước nguy cơ phải giảm sản lượng và thậm chí ngừng hoàn toàn. "
Nguồn tin: xangdau.net