Trung Quốc là nước nhập khẩu ròng dầu lớn nhất thế giới, và trong những năm gần đây, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc ngày càng tăng lên từ các nước bên ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Theo báo cáo của EIA, trong khi các nước OPEC vẫn chiếm nhiều nhất (57%) trong số 7,6 triệu thùng dầu/ngày dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2016, dầu thô từ các nước không thuộc OPEC chiếm 65% tăng trưởng nhập khẩu của Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2016. Các nhà cung cấp hàng đầu ngoài OPEC bao gồm Nga (14% tổng lượng hàng nhập khẩu), Oman (9%) và Brazil (5%).
Dựa theo mức trung bình hàng năm, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng 2,2 triệu thùng/ngày trong giai đoạn năm 2012 và 2016, và tỷ phần của các nước không thuộc OPEC tăng từ 34% lên 43% trong giai đoạn này. Thị phần của ba nhà cung cấp hàng đầu không thuộc OPEC của Trung Quốc (Nga, Oman, và Brazil), tất cả đều tăng lên trong những năm này. Mặc dù vẫn chỉ chiếm một mức thị phần tương đối nhỏ trong nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc, nhập khẩu từ Braxin đạt mức cao kỷ lục là 0,6 triệu thùng/ngày trong tháng 12 năm 2016, và nhập khẩu từ Anh đạt mức cao 0,2 triệu thùng/ngày trong tháng Hai năm 2017.
Tăng trưởng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2016 phản ánh sản lượng dầu thô nội địa thấp hơn [5] và tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ vẫn tiếp tục. Sau khi tăng đều trong khoảng từ năm 2012 đến năm 2015, sản lượng dầu thô của Trung Quốc giảm đáng kể trong năm 2016. Nguồn cung lỏng trung bình của Trung Quốc là 4,9 triệu thùng/ngày vào năm 2016, giảm 0,3 triệu thùng/ngày so với năm trươc đó, mức giảm nhiều nhất trong khu vực các quốc gia sản xuất dầu bên ngoài OPEC trong năm 2016. Sản lượng dầu thô của Mỹ giảm hơn 0,5 triệu thùng/ngày trong năm 2016, nhưng nguồn cung lỏng giảm ít hơn 0,3 triệu thùng/ngày do sản lượng nguồn cung lỏng khác tăng ít hơn 0,3 triệu thùng/ngày.
Phần lớn tăng trưởng sản xuất của Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2015 là do các kỹ thuật khoan và sản xuất đắt tiền hơn, như tăng cường hồi phục dầu (EOR) trong các khu vực sản xuất già. Do giá dầu giảm trong năm 2016, các khoản đầu tư vào việc phát triển trữ lượng mới cũng giảm và không đủ cao để bù đắp sự sụt giảm sản xuất tự nhiên của những khu khai thác cũ.
Tăng trưởng tiêu thụ của Trung Quốc vẫn giữ được mức tăng lớn nhất thế giới trong mỗi năm kể từ năm 2009, tăng 0,4 triệu thùng/ngày trong năm 2016. Khi Trung Quốc tăng nhập khẩu để giải quyết khoảng cách ngày càng tăng giữa sản xuất trong nước và nhu cầu tiêu thụ, nước này đã vượt qua Mỹ để trờ thành nhà nhập khẩu ròng xăng dầu lớn nhất thế giới (dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ) trong năm 2014 [8]. Mỹ nhập khẩu nhiều dầu thô hơn và cũng xuất khẩu nhiều dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ hơn Trung Quốc.
Các yếu tố khác góp phần làm tăng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc. Chẳng hạn, trong tháng 7 năm 2015, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu cho phép các nhà lọc dầu tư nhân (không thuộc sở hữu của chính phủ) nhập khẩu dầu thô. Các nhà máy lọc dầu tư nhân này [9] trước đây đã có những hạn chế về lượng dầu thô có thể nhập khẩu và dựa vào nguồn cung nhiên liệu trong nước và dầu nhiên liệu làm nguồn cung nguyên lộ thô chính. Một yếu tố nữa là việc chính phủ Trung Quốc đang bổ sung các kho dự trữ dầu mỏ chiến lược mới.
Nguồn: xangdau.net