Các nhà kinh tế cho biết giá dầu sẽ giao dịch trong khoảng từ 60 đến 75 đô la/thùng trong năm 2020, điều này sẽ giúp tăng doanh thu dầu cho các nước GCC khoảng 40 tỷ đô la.
Tuy nhiên, họ tin rằng cuộc thảo luận về thị trường giao dịch dầu ở mức 100 đô la vào năm tới là rất xa vời, chủ yếu là do cung vượt cầu và nền kinh tế toàn cầu chậm hơn.
“Chúng tôi hy vọng giá dầu sẽ đạt 75 đô la một thùng vào cuối năm tới từ 70 đô la trước đó, điều này sẽ dẫn đến doanh thu xuất khẩu dầu của vùng Vịnh là khoảng 40 tỷ đô la - tương đương 2,4% GDP - cao hơn trong năm 2020 so với năm nay,” James Swanston, nhà kinh tế khu vực Mena tại Capital Economics, nói.
Hầu hết các khoản thu này đổ về các chính phủ và do đó các vị thế ngân sách sẽ được cải thiện; thặng dư ở Kuwait và Qatar sẽ tăng lên và thâm hụt ở Saudi, UAE, Oman và Bahrain sẽ thu hẹp. Nhưng chúng tôi không cho rằng các chính phủ sẽ tận dụng lợi thế này để nới lỏng chính sách thắt lưng buộc bụng.”
Dầu thô Brent ở mức 66,14 USD/thùng, giảm 40 cebt, tương đương 0,6% vào thứ Sáu, nhưng đánh dấu mức tăng hàng tuần khoảng 1,4%. Hợp đồng tương lai West Texas Intermediate ở mức 60,44 USD/thùng, giảm 40 cent, tương đương 1,21%, trong khi tăng khoảng 0,6% trong tuần.
Thâm hụt ở Bahrain và Oman vẫn vượt quá 5 phần trăm GDP, kết hợp với tỷ lệ nợ trên GDP ở mức cao và tiền dự trữ ở mức thấp, có nghĩa là trọng tâm sẽ vẫn là củng cố tài khóa.
Trong khi đó, ngân sách năm 2020 của Saudi Arabia và Qatar thông báo trong vài tuần qua cho thấy chính sách đó sẽ được thắt chặt.
Với sự tăng trưởng trong lĩnh vực phi dầu mỏ, các nhà chức trách đã chuyển sự chú ý của họ trở lại mục tiêu ngân sách cân bằng vào năm 2023. Bảng cân đối kế toán mạnh mẽ có nghĩa là Kuwait và UAE có khả năng nhất để nới lỏng chính sách.
“UAE là một quốc gia nơi các cơ quan chức năng có xu hướng tăng cường chi tiêu nhằm hỗ trợ nền kinh tế trước thềm hội chợ triển lãm Dubai 2020. Thật vậy, UAE là nền kinh tế duy nhất ở vùng Vịnh mà chúng tôi dự kiến tăng trưởng sẽ mạnh hơn vào năm tới so với dự đoán hiện tại,” ông Swanston nói.
Francisco Blanch, trưởng phòng nghiên cứu hàng hóa và phái sinh tại Bank of America Merrill Lynch, dự kiến mức giá Brent trung bình là 60 đô la một thùng vào năm 2020.
“Chúng tôi tin rằng giá giao ngay có thể tăng lên khoảng 70 đô la một thùng vào giữa năm nay. Giá dầu diesel, được thúc đẩy hơn nữa bởi sự gia tăng lớn về nhu cầu gasoil dùng cho tàu thủy do sự thay đổi quy định của IMO 2020, có thể đạt mức 100 USD/thùng trong nửa đầu năm 2020,” theo ông Blanch.
Slava Kiryushin, giám đốc năng lượng toàn cầu có tại DWF, Dubai, nhận thấy tình trạng dư cung trên thị trường dầu mỏ.
Nhiều nhà giao dịch dầu mỏ đã dự đoán một năm 2020 lạc quan cho ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu, với một số dự đoán về sự hồi sinh của mức giá 100 đô la mỗi thùng,” Kiryushin nói thêm.
“Tuy nhiên, phân tích thị trường gần đây chứng minh rằng điều này khó có thể xảy ra và thị trường sẽ ở trong tình trạng dư cung. Quan điểm của tôi là điều này chủ yếu sẽ do sản xuất đá phiến tăng lên và tốc độ tăng trưởng dự kiến chậm hơn của nền kinh tế toàn cầu.”
“Không còn nghi ngờ gì nữa, sự tăng trưởng của nguồn cung dầu là một chủ đề nhạy cảm đối với các thành viên Opec + vì 500.000 thùng/ngày đã được đồng ý cắt giảm từ nguồn cung Opec. Nhìn chung, thị trường ít lạc quan hơn về ’sự hồi sinh’ của giá dầu.”
Garbis Iradian, nhà kinh tế trưởng khu vực Mena tại Viện Tài chính Quốc tế, dự kiến sản lượng dầu thô của Opec sẽ đạt trung bình 30,1 triệu thùng/ngày, ngang bằng với năm 2019.
“Thị trường dầu mỏ tiếp tục chứng kiến sản lượng dầu thô mạnh mẽ từ Mỹ, Canada và Brazil, có thể dẫn đến tình trạng dư cung vào năm 2020. Đồng thời, nhu cầu dầu tăng có thể sẽ bị trì trệ do tình trạng tiếp tục chậm lại trong nền kinh tế toàn cầu,” Iradian nói.
Ông dự báo nguồn cung ngoài Opec - bao gồm cả Mỹ - có khả năng tăng thêm 2 triệu thùng/ngày vào năm 2020 so với mức tăng 1,9 triệu thùng/ngày trong năm 2019.
Nguồn: xangdau.net/Khaleej Times