Venezuela: Chính phủ đã cảnh báo khả năng áp dụng các biện pháp khổ hạnh sau nhiều năm chi mạnh cho các chương trình xã hội, quốc hữu hóa, quân đội và ngoại giao. Một số nhà phân tích cho rằng Venezuela có thể vượt qua được khủng hoảng hiện nay với sự giúp đỡ của các nguồn dự trữ nghe đâu lên tới 40 tỷ đôla. Nhưng Venezuela cũng bị hành bởi mức lạm phát 36%, nhiều chính phủ trước đã bị sụp đổ khi dầu giảm giá.
Nigeria: Sự bật lên ấn tượng của kinh tế Nigeria gần đây đã biến nước này trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của đầu tư nước ngoài trong thế giới đang phát triển, có lẽ sẽ chậm lại vào năm tới. Khi giá dầu tăng liên tục trong năm nay, tổng thống Nigeria đã tăng chi tiêu quốc gia lên 40%, tới 3,3 ngàn tỷ naira (18,6 tỷ bảng Anh). Gần đây chính phủ nước này đã thực hiện những kế hoạch thắt lưng buộc bụng, giữ mức chi tiêu quốc gia tương ứng với giá dầu khoảng 70 đôla/thùng. Dấu chuẩn cho ngân quỹ năm 2009 đã bị giảm từ 62,5 đôla/thùng xuống còn 45 đôla/thùng, điều đó có nghĩa là chi tiêu quốc gia được dự tính sẽ giảm đáng kể trong 12 tháng tới. Các nhà phân tích cho rằng nếu giá dầu vẫn giữ mức dưới 55 đôla/thùng, quốc gia này có thể vừa phải dùng tới dự trữ tiền mặt quốc gia để duy trì độ ổn định hiện nay, lẫn buộc phải thả nổi đồng naira.
Hệ thống ống dẫn dầu ở Nigeria |
Iran: Quốc gia lớn thứ hai trong nhóm sản xuất dầu OPEC đã và đang cảm thấy đau trước đà giảm của giá dầu hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Trung Đông. Lý do vì 80% thu nhập quốc gia phụ thuộc vào dầu trong khi nước này lại đang chịu sự cấm vận của phương Tây. Quỹ bình ổn dầu “ngày mưa” của nước này, được dùng để bù lỗ khi giá dầu giảm, nghe nói đã cạn kiệt.
Nga: Với giá dầu thấp như hiện nay, các chuyên gia dự đoán Nga đang tròng trành trước một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn. Sự sụp đổ của giá dầu có thể gây ra những hậu quả thảm khốc, gồm cả khả năng mất giá trị của đồng rúp và sự tụt giảm nghiêm trọng các tiêu chuẩn sống trong năm tới.
(Công an TPHCM)