Nhà báo chuyên mục của Bloomberg Javier Blas đã dự đoán rằng thị trường dầu sẽ bị dư cung vào năm 2025 do việc nới lỏng các biện pháp cắt giảm sản lượng của OPEC cũng như nguồn cung ngoài OPEC tăng lên do Hoa Kỳ, Canada và Guyana dẫn đầu, cùng các khu vực khác.
Blas đã thừa nhận rằng nhu cầu dầu không yếu như giá dầu đang phaanrh ánh, chỉ ra rằng nhu cầu tăng trưởng vẫn đạt khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày mặc dù việc áp dụng nhanh chóng các loại xe điện cùng với việc cải thiện hiệu quả năng lượng của các thiết bị tiêu dùng. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng nguồn cung dầu có khả năng sẽ vượt nhu cầu trong những năm tới, dẫn đến giá dầu thấp hơn.
Tháng trước, các nhà phân tích tại ngân hàng Phố Wall Wells Fargo đã dự đoán giá dầu sẽ vẫn thấp hơn cho đến năm 2025 do rủi ro gia tăng về tình trạng dư cung toàn cầu. Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa sự tăng trưởng liên tục của sản lượng đá phiến của Hoa Kỳ như cũng như nhu cầu chậm lại từ các nền kinh tế chủ chốt, đặc biệt là Trung Quốc, là những động lực chính khiến giá giảm. Wells Fargo cho biết việc nới lỏng cắt giảm sản lượng của OPEC+ vào cuối năm 2024 càng củng cố thêm khả năng xảy ra tình trạng dư cung vào năm 2025 bất chấp tình trạng thắt chặt thị trường hiện tại.
Wells Fargo đã dự đoán nguồn cung dầu toàn cầu sẽ tăng từ 102,8 triệu thùng/ngày vào năm 2024 lên 104,8 triệu thùng/ngày vào năm 2025, do các nhà sản xuất không thuộc OPEC như Hoa Kỳ và Brazil thúc đẩy, cùng với kế hoạch tăng sản lượng của OPEC. Các nhà phân tích đã chỉ ra sự tương đồng giữa tình hình thị trường dầu hiện tại và các điều kiện của năm 1998 khi giá dầu sụp đổ do sự kết hợp của sự suy thoái kinh tế toàn cầu và dòng cung mới đổ vào.
Các nhà phân tích cho biết "Chúng tôi không kêu gọi lặp lại năm 1998 vào năm 2025, nhưng chúng tôi hoàn toàn hiểu được sự lo lắng của các nhà đầu tư trước những bất ổn kinh tế ở Trung Quốc và mong muốn được đảo ngược lệnh cắt giảm sản lượng của OPEC+".
Tuy nhiên, sự tăng trưởng trong nguồn cung đá phiến của Mỹ khó có thể đóng vai trò chính trong tình trạng cung vượt cầu toàn cầu như những năm gần đây. Sản lượng dầu của Mỹ chỉ tăng 0,1 triệu thùng/ngày cho đến cuối quý 3, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 0,6 triệu thùng/ngày trong những năm tăng trưởng trước đó.
Wells Fargo đã thừa nhận rằng một số yếu tố có thể làm thay đổi quỹ đạo giá dầu, bao gồm sự phục hồi nhanh hơn dự kiến về nhu cầu toàn cầu, đặc biệt là từ Trung Quốc và các nước OECD.
Nguồn tin: xangdau.net