Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Iraq vừa mới phá hỏng thỏa thuận OPEC?

 

OPEC đang đàm phán với các thành viên trong nhóm để tìm ra cách tốt nhất trong tương lai, nhưng các cuộc thương lượng dường như đã gặp bế tắc trước một thành viên không tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản xuất của nhóm, đó là Iraq. Liệu điều này có khiến OPEC chậm trễ trong cuộc họp và sự không tuân thủ tổng thể, hay đó là một nỗ lực chân thành để đưa họ cùng tham gia?

Liệu Iraq có thể được đưa vào hàng ngũ và tuân thủ hoàn toàn phần của họ với thỏa thuận OPEC hay không là điều đáng nghi ngờ. Nhưng thật thú vị, OPEC và Nga đã đồng ý gia hạn qua tháng 6, khi mức cắt giảm hiện tại hết hạn và việc cắt giảm bắt đầu nới lỏng, thì liệu tất cả các thành viên chậm trễ có đưa sản xuất xuống mức đã thỏa thuận hay không.

OPEC và Nga đều chắc chắn rằng họ có thể khiến Iraq đưa sản lượng về mức hạn ngạch, hoặc họ hài lòng với sản xuất của nhóm trên mức bình thường.

Nga và Saudi đều đồng ý rằng mức cắt giảm sản lượng hiện tại nên được kéo dài thêm ít nhất một tháng nữa. Hãy cẩn thận? Rằng tất cả các quốc gia khác thực hiện đầy đủ hạn ngạch được thiết lập của họ.

Đó là một câu hỏi khá lớn, và nếu lịch sử lặp lại, thì nó không thể. Điều này có nghĩa là giá dầu sẽ ở mức như là không có sự gia hạn, tồn kho sẽ không giảm nhanh chóng và giá dầu sẽ vẫn giảm cùng với nhu cầu dầu thô vẫn còn thấp hơn khoảng 20 triệu thùng mỗi ngày so với trước thời đại dịch - mặc dù nó đang tăng trở lại nhờ lệnh phong tỏa được dỡ bỏ.

Công bằng mà nói, Iraq không phải là thành viên không tuân thủ duy nhất. Nigeria, Angola và Kazakhstan cũng không thực hiện được mức cắt giảm đã cam kết. OPEC đã cố gắng để ba nước này và Iraq tuân thủ cắt giảm, và ngoại trừ Iraq, cả ba đều đã đưa ra những lời cam kết cần thiết.

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là họ sẽ nhất thiết phải làm như vậy, nhưng ít nhất đó là một sự khởi đầu.

Tuy nhiên, Iraq đã không cam kết đưa sản lượng của mình về mức hạn ngạch vào tháng Sáu.

Mức tuân thủ của OPEC trong tháng 5 được cho là khoảng 89%. Đây không phải là mức khủng khiếp khi xét về khối lượng đang được cắt giảm bao nhiêu. Tuy nhiên, Ả Rập Xê Út tuyên bố không sẵn sàng tiếp tục chia sẻ các khoản cắt giảm trong một tháng nữa trừ khi những thành viên chậm trễ cùng nhau hành động. Iraq có mức tuân thủ chỉ đạt khoảng 42% trong tháng Năm.

OPEC thậm chí còn không tổ chức cuộc họp trong tuần này trừ khi Iraq đồng ý cải thiện sự tuân thủ.

Có phải tất cả chỉ là một mánh khóe để điều khiển các kỳ vọng của thị trường trong cuộc họp sắp tới để đảm bảo rằng bất kỳ thỏa thuận nào được ấp ủ đều được xem xét, do đó tối đa hóa sự ảnh hưởng giá? Đây có phải là một chiến lược để thoát khỏi việc gia hạn thỏa thuận, có lẽ như đã được thảo luận với Tổng thống Donald Trump? Có phải nó được dựng lên để gây áp lực tối đa lên Iraq để họ tuân thủ?

Chúng ta sẽ không bao giờ biết. Nhưng có một điều chắc chắn: Iraq sẽ không tuân thủ thỏa thuận.

Iraq cho biết họ sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp cắt giảm vào cuối tháng 7, một cách nói đầy hứa hẹn như họ đã từng làm trong quá khứ.

Phần lớn, khi nói đến sự không tuân thủ kinh niên, chúng ta đang nói về Iraq và Nigeria. Nhưng Iraq không tuân thủ nhiều hơn.

Cả hai quốc gia đều có những thách thức riêng trong việc tuân thủ bất kỳ thỏa thuận cắt giảm sản xuất nào mà OPEC hoặc OPEC + có thể ký kết. Đối với Iraq, đó là sự phụ thuộc của họ vào các công ty dầu khí quốc tế, hầu hết các công ty này đều hoạt động ở khu vực bán tự trị Kurdistan. Vì vậy, một mặt, Iraq không muốn ăn cháo đá bát các công ty dầu khí lớn nước ngoài - và mặt khác, Iraq có một thời gian khó khăn để cố gắng điều chỉnh mọi chuyện đang diễn ra ở khu vực Kurdistan. Điều này thậm chí còn chưa đề cập đến bầu không khí chính trị căng thẳng ở Iraq.

Đối với Nigeria, thực tế là họ có một sự phụ thuộc nặng nề vào doanh thu từ dầu mỏ. Hầu hết các quốc gia OPEC dựa vào doanh thu từ dầu mỏ cho một phần đáng kể của doanh thu. Nhưng đối với Nigeria, việc ngừng sản xuất dầu và từ bỏ doanh thu liên quan đến sản xuất dầu đó là điều khó khăn. Tuy nhiên, Nigeria đã đồng ý, mặc dù mức tuân thủ tháng 5 của họ vẫn còn thấp.

Vấn đề khác của OPEC

OPEC có thực sự lo lắng về những thùng dầu mà Iraq đang bơm thêm thùng? Xét cho cùng, Ả Rập Xê Út đã vượt quá hạn ngạch của chính mình trong hơn một năm trong khi những người chậm trễ đắm chìm trong sản xuất thừa của họ. Hầu hết các dấu hiệu chỉ ra lo lắng chính đáng. Ả Rập Saudi đã từ chối công bố giá bán chính thức OSP cho tháng 7 cho đến sau cuộc họp. Vương quốc này cũng sẽ tăng thuế hải quan đối với hàng trăm sản phẩm để tạo thêm doanh thu phi dầu mỏ. Theo cách tương tự, Saudi đã tăng gấp ba lần thuế VAT và tạm dừng trợ cấp phí sinh hoạt. Đây là những dấu hiệu đáng lo ngại.

Tuy nhiên, điều đang quan tâm nhất trên thị trường là khái niệm rằng thỏa thuận OPEC có thể sụp đổ hoàn toàn.

Thảm họa của thỏa thuận trước đó vẫn còn quá mới mẻ trong tâm trí chúng ta sau khi Nga và Ả Rập Xê Út - hai đối thủ nặng ký trong thỏa thuận - không đạt được thỏa thuận về việc cắt giảm. Sự thất bại trong thỏa thuận đã gây ra một cuộc chiến giá giữa hai bên, khiến cả thế giới ngập trong dầu và khiến giá lao dốc khi nhu cầu giảm do đại dịch.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM