Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Iraq sẽ là nhân tố khiến mục tiêu đầy tham vọng của OPEC + không đạt được

 

Iraq đã sản xuất nhiều hơn 650.000 thùng mỗi ngày (bpd) so với mức sản lượng chỉ tiêu của nước này vào tháng 5 và hiện đang được yêu cầu bù đắp cho việc không tuân thủ trong các tháng tới. Rystad Energy ước tính khả năng thực sự của Iraq để cắt giảm nhiều thùng hơn bị hạn chế trong khoảng từ 300.000 đến 500.000 bpd. Việc đạt được bất kỳ chỉ tiêu sản lượng nào dưới 4 triệu bpd là quá tham vọng do nhu cầu kinh tế khủng khiếp của Iraq đối với doanh thu từ dầu mỏ ngay lúc này.

Trong số 650.000 bpd, Iraq đã yêu cầu các công ty quốc tế như BP, ExxonMobil và Lukoil giúp đỡ với 350.000 bpd cắt giảm ở khu vực Basrah và công ty nhà nước - Công ty dầu mỏ Basra (BOC) - cắt giảm 300.000 bpd còn lại.

Iraq cam kết với OPEC sẽ sản xuất ít hơn 57.000 bpd so với mức sản lượng mục tiêu 3,75 triệu bpd trong tháng 7 và sau đó giảm sâu hơn và đạt mức thấp hơn 258.000 bpd trong tháng 8 và tháng 9 so với mức sản xuất mục tiêu cao hơn một chút là 3,96 triệu bpd. Thậm chí còn có tin đồn ​​về việc cố gắng để khu vực Kurdistan đóng góp cắt giảm sản xuất 100.000 bpd - một nỗ lực mà chúng tôi tin là vô ích.

Rystad Energy ước tính sản lượng dầu của Iraq đạt 4,8 triệu bpd vào tháng 10 năm 2018, tháng được sử dụng làm căn cứ tham khảo trong việc ước tính cắt giảm sản lượng cho các quốc gia thành viên OPEC +. Sản lượng dầu của Iraq đạt 4,6 triệu bpd vào tháng 4 năm 2020 và mức độ tuân thủ được đặt ở mức 3,7 triệu bpd.

Bây giờ, Iraq có kế hoạch cắt giảm 650.000 bpd từ miền nam Liên bang Iraq (FI) và đã chỉ đạo Khu vực Kurdistan của Iraq (KRI) cắt giảm khoảng 100.000 bpd. Nếu Kurdistan không "giao nộp các thùng dầu", Iraq sẽ buộc phải ấp ủ một kế hoạch mới và xem xét các mỏ dầu khác mà có thể lấp đầy khoảng trống.

“Ngay cả trước khi Covid-19 tác động, Iraq và các thành viên còn lại của OPEC + đã cắt giảm sản xuất để quản lý thị trường. Rồi thì, sau khi nhóm này không gia hạn thỏa thuận vào tháng 3, thì đó là một cuộc chiến sản xuất toàn lực. Nhưng Iraq đã không tăng cường sản xuất, vì vậy khi các đợt cắt giảm sâu hơn bắt đầu vào tháng 5, hầu hết các mỏ dầu BOC đã ở mức gần như tuân thủ, không còn nhiều để cắt giảm”, theo chuyên gia phân tích cao cấp Aditya Saraswat của Rystad Energy.

Có nhiều điểm tranh cãi về quản lý tài nguyên dầu giữa Liên bang Iraq (FI) và khu vực Kurdistan của Iraq (KRI). Các chiến lược kinh tế không được liên kết và doanh thu chảy vào ngân sách riêng, điều này khiến KRI khó có thể chấp nhận yêu cầu của FI để cắt giảm 100.000 bpd. KRI kiểm soát khoảng 450.000 bpd sản lượng dầu và hơn 90% khối lượng được xuất khẩu thông qua một đường ống đến kho cảng Ceyhan ở Thổ Nhĩ Kỳ.

FI đòi hỏi một phần lớn hơn từ xuất khẩu đường ống. Mặt khác, KRI hoạt động như một thực thể chính phủ độc lập với chế độ tài chính độc lập và tham vọng tăng trưởng không phù hợp với OPEC. Giống như hầu hết các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ, tài chính của KRI đang gặp khó khăn dẫn đến việc trì hoãn thanh toán tiền dầu cho các công ty dầu quốc tế IOC và tiền lương cho công nhân viên. Do đó, tình trạng bế tắc với giá dầu dễ bị ảnh hưởng tạo rủi ro tới việc KRI sẽ có thể đóng góp vào việc cắt giảm.

Nhu cầu dầu thấp hơn trong bối cảnh Covid-19 đã buộc phải cắt giảm khoảng 300.000 bpd tại Iraq, vì những người mua bị phong tỏa ở châu Á hoặc đã hủy đơn hàng hoặc kho chứa trở nên bị hạn chế. PetroChina đã phải giảm một nửa sản lượng tại mỏ dầu Halfaya xuống còn 200.000 bpd. Petronas đã phải đóng cửa 100.000 bpd công suất tại Garraf do các biện pháp kiểm dịch được thực hiện để bảo vệ công nhân. Nói tóm lại, lệnh phong tỏa liên quan tới Covid là một yếu tố tự nhiên trong việc giữ dầu ở lại trong lòng đất và đưa Iraq đến gần hơn với sự tuân thủ. Một sự trở lại nhanh chóng hơn về mức ‘bình thường’ sẽ ảnh hưởng xấu đến sự tuân thủ của quốc gia này.

Một lý do để Iraq tuân thủ là nhu cầu rất cấp bách của nước này để sử dụng doanh thu xuất khẩu dầu nhằm giúp gia tăng tiềm năng sản xuất khí đốt để đáp ứng nhu cầu tăng cao. Nhu cầu tự cung cấp khí đốt tự nhiên bắt nguồn từ việc nhà cung cấp khí đốt chính của Iraq – là Iran - chịu mọi biện pháp trừng phạt và Mỹ đang khuyến khích Iraq ngừng nhập khẩu Iran hoặc có khả năng đối mặt với các lệnh trừng phạt.

Dự trữ khí đốt của Iraq chủ yếu là khí kết hợp - được chiết xuất cùng với dầu. Nhưng do cơ sở hạ tầng hạn chế, Iraq đốt hầu hết khí đốt mà họ tạo ra. Nước này đang dựa vào việc khai thác mỏ khí khổng lồ Akkas và Mansuriya để đáp ứng nhu cầu, nhưng các công ty khai thác quốc tế đã phải tuyên bố bất khả kháng do điều kiện an ninh ngày càng tồi tệ ở phía bắc Baghdad.

Với những lý do trên, Iraq đã phản đối quá trình quyết định hạn ngạch của mình với OPEC vì cho rằng nhóm không đưa tình hình tài chính cũng như vấn đề khu vực với KRI vào xem xét. Để giải quyết vấn đề này, Ả Rập Saudi và Nga đã ký một biên bản ghi nhớ để khai thác hai mỏ dầu lần lượt là Akkas và Mansuriya, để giúp giảm bớt nghĩa vụ đầu tư của Iraq.

Vì cả thời gian và cắt giảm là điều cốt yếu, một thỏa thuận khí ban đầu sẽ không giúp Iraq giải quyết nhu cầu khí đốt cao nhất cho mùa hè sắp tới, một lần nữa đặt ra một trở ngại khác trong các động lực của Iraq để tuân thủ hoặc lấp đầy ngân sách của họ.

“Đây sẽ là một mệnh lệnh rất cao đối với Iraq để giảm sản lượng dầu dưới 4 triệu bpd, với mức tham chiếu 3,7 triệu bpd kết hợp với thực tế là việc cắt giảm đóng góp từ BOC và KRI sẽ chỉ là cận biên. Iraq sẽ phải nghĩ đến một ‘Kế hoạch B’ nếu họ muốn tuân thủ hoàn toàn”, ông Saraswat nói thêm.

Các biện pháp bổ sung có thể bao gồm việc đóng cửa bắt buộc cũng như bao gồm các công ty khai thác nhà nước khác như North Oil Company (NOC) và Dhi Qar Oil Company (DQOC) trong các thỏa thuận cắt giảm. Hai hãng này ít nhất có thể cung cấp 100.000 bpd cắt giảm bổ sung nhưng điều này có thể không phải là một lựa chọn bền vững vì hầu hết sản lượng này được cung cấp cho các nhà máy lọc dầu trong khu vực.

Nhưng câu hỏi vẫn còn đó là - trong bao lâu? Cựu bộ trưởng dầu mỏ Thamir Ghadhban gần đây đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn: "Với mức giá thấp hơn và sản xuất giảm, khoản hoàn trả chi phí xăng dầu có thể vượt 40% tổng doanh thu từ dầu mỏ của Iraq phải trả cho các công ty dầu khí quốc tế và Iraq không đủ khả năng chi trả. "

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM