Xuất khẩu dầu cao kỷ lục của Iraq có thể gặp trở ngại bởi tình hình bất ổn chính trị gia tăng trên khắp cả nước. Mặc dù bất ổn chính trị thường ít ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dầu nước này, nhưng tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng hiện đang đe dọa sản lượng dầu của Iraq. Ngoài ra, Iraq tiếp tục tranh giành quyền sở hữu dầu ở khu vực Kurdistan, càng làm tăng thêm thách thức cho ngành này.
Ngành công nghiệp dầu mỏ của Iraq đã và đang ghi nhận xu hướng tích cực trong những tháng gần đây, với mức sản xuất đạt khoảng 4,4 tỷ thùng dầu thô mỗi ngày, và xuất khẩu đạt mức cao nhất trong 50 năm, với kim ngạch đạt 11,07 tỷ USD. Sự gia tăng xuất khẩu phần lớn là do sự chuyển đổi phụ thuộc toàn cầu khỏi Nga sang các cường quốc dầu mỏ khác trong vài tháng qua. Iraq nắm giữ khoảng 145 tỷ thùng dầu, khiến nước này trở thành quốc gia có lượng dầu lớn thứ năm trên thế giới. Và dầu thô cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế Iraq, với nguồn thu từ dầu mỏ đóng góp khoảng 90% thu nhập của nước này.
Tuy nhiên, những căng thẳng chính trị ngày càng leo thang trên khắp cả nước hiện đang khiến những xu hướng dầu tích cực này bị đe dọa. Trong những tuần gần đây, Iraq đã chứng kiến bạo lực chính trị tồi tệ nhất kể từ năm 2019, khi xung đột giữa các nhóm Shiite khác nhau ngày càng gia tăng. Cuộc giao tranh trên đường phố ở trung tâm Baghdad khiến ít nhất 30 người thiệt mạng. Xung đột xoay quanh cuộc chiến giữa các phe phái Shiite cạnh tranh nhau. Là nhóm bè phái lớn nhất ở Iraq, các phe phái khác nhau đang tranh giành quyền lực chính trị khi mỗi nhóm tìm cách nắm giữ nhiều hơn tài sản dầu của đất nước, cũng như thống trị chính trị ở khu vực Trung Đông. Tình trạng bất ổn bắt đầu vào tháng 10 năm 2021 sau cuộc bầu cử Quốc hội Iraq, Hội đồng Đại diện. Đảng của Sadr, giành được đa số 73 trong tổng số 329 ghế, đã thành lập liên minh với các đảng lớn nhất của người Ả Rập và người Kurd thuộc dòng Sunni, cùng nhau kiểm soát đa số ghế, trong nỗ lực thành lập chính phủ.
Tuy nhiên, Sadr đã bị chặn bởi một nhóm các đảng Shiite do Iran hậu thuẫn và những nỗ lực của ông cuối cùng đã thất bại khi Tòa án Tối cao tuyên bố rằng việc thiếu sự ủng hộ của đa số đồng nghĩa với việc không thể thành lập chính phủ. Vào tháng 6, Sadr nói với 73 thành viên quốc hội từ chức để phản đối, sau đó thông báo ông sẽ từ bỏ chính trị. Sau đó, hàng chục nghìn tín đồ của ông đã xuống đường khắp Baghdad và miền nam Iraq đốt các văn phòng của phe đối lập và chiến đấu chống lại lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn trong lực lượng an ninh của Iraq. Sadr cuối cùng đã yêu cầu những người ủng hộ mình rút khỏi khu vực, thể hiện thêm quyền kiểm soát mà ông nắm giữ đối với các chiến binh của mình.
Trong khi ngành công nghiệp dầu mỏ của Iraq hầu như không bị ảnh hưởng bởi các trường hợp bất ổn chính trị trước đây, thì cuộc xung đột bùng nổ gần đây đang khiến ngành này bị đe dọa. Fernando Ferreira, một giám đốc của Rapidan Energy Group, nói về tình hình này, “Trong khi hoạt động sản xuất của Iraq thường khá bền vững trước tình hình bất ổn, môi trường chính trị hiện tại cực kỳ độc hại và gây ra rủi ro đáng kể cho ngành dầu mỏ”. Giám đốc hàng hóa của RBC, Helima Crofts nhận định trong tuần này, rằng các cuộc biểu tình có thể dẫn đến một triệu thùng dầu mỗi ngày bị đưa ra khỏi thị trường nếu xung đột leo thang.
Căng thẳng chính trị tiếp tục được cảm nhận ở khu vực Kurdistan (KRI) khi nơi đây cố gắng giữ lại nguồn thu và xuất khẩu dầu của mình. Đầu năm nay, tòa án liên bang của Iraq cho rằng luật dầu khí quản lý ngành dầu khí ở Kurdistan là vi hiến. Chính phủ Iraq kể từ đó đã tăng cường nỗ lực kiểm soát việc xuất khẩu dầu từ KRI.
Giờ đây, những lo ngại về việc bị phá hoại về mặt chính trị đã khiến các công ty dầu mỏ hoạt động ở Kurdistan phải kêu gọi Hoa Kỳ làm giảm bớt căng thẳng giữa chính quyền trung ương Iraq và khu vực bán tự trị này. Các công ty tin rằng cần phải có sự can thiệp để đảm bảo sản lượng dầu giữa miền bắc Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn ổn định. Nếu dòng chảy bị dừng lại, nó có thể dẫn đến việc Thổ Nhĩ Kỳ chuyển sự phụ thuộc sang Nga hoặc Iran để cung cấp dầu cho họ. Ngoài ra, nền kinh tế của KRI có thể gặp nguy cơ nếu mất nguồn thu từ dầu mỏ.
Những lo ngại khác cũng đang ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dầu mỏ nước này, với lo ngại rằng việc thiếu đầu tư vào lĩnh vực dầu của KRI có thể dẫn đến sản lượng của khu vực này giảm một nửa do các giếng cạn kiệt và nhu cầu thăm dò lớn hơn trong khu vực. Do Chính phủ khu vực của người Kurd (KRG) phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu từ dầu mỏ của mình để hỗ trợ nền kinh tế khu vực, nên sản lượng sụt giảm có thể tàn phá và có thể dẫn đến bất ổn hơn nữa trong khu vực. Nhưng triển vọng vẫn lạc quan nếu KRI có thể tìm thêm nguồn vốn, với tiềm năng tăng 580.000 thùng/ngày vào năm 2027, với 530.000 có sẵn để xuất khẩu, nếu các khoản đầu tư được thực hiện. Tuy nhiên, nếu không có vốn đầu tư, con số này giảm xuống còn 240.000 thùng/ngày cho xuất khẩu.
Sự kết hợp giữa bất ổn chính trị ở thủ đô của Iraq và cuộc chiến dữ dội nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên của đất nước, giữa nhà nước Iraq và khu vực Kurdistan, đang đặt ngành công nghiệp dầu mỏ của Iraq vào tình thế bất ổn. Trong khi đất nước phải giải quyết tình hình chính trị để đảm bảo sự ổn định của xuất khẩu dầu, thì khu vực Kurdistan đang tìm kiếm sự ủng hộ cả về chính trị và tài chính từ các cường quốc bên ngoài nhằm đảm bảo sự trường tồn của ngành công nghiệp dầu nơi đây.
Nguồn tin: xangdau.net