Iraq có thể rút khỏi thỏa thuận OPEC+ từ quý 1/2021. Chính quyền nước này đang phải chịu nhiều áp lực nội bộ, ngày càng có nhiều ý kiến đề xuất rút khỏi thỏa thuận trong bối cảnh giá dầu thế giới thấp.
Trong khi 97% ngân sách đất nước phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô và cần huy động thêm nguồn lực nhằm vực dậy ngành công nghiệp dầu mỏ trong nước, thì các quốc gia khác (kể cả thành viên OPEC) đang hưởng lợi từ thỏa thuận và tăng thị phần. Baghdad đang gặp khó khăn ngay trong việc cắt giảm sản lượng đơn thuần theo cam kết ban đầu, chưa kể khoản nợ cắt giảm bổ sung 851.000 bpd. Iraq cho rằng nước này đã bị đối xử không công bằng vào năm 2016, khi lọt vào danh sách ngoại lệ bao gồm Libya, Nigeria, Iran và Venezuela. Động thái này diễn ra sau khi nhiều công ty năng lượng Mỹ, bao gồm ExxonMobil và Chevron đã ký hàng loạt thỏa thuận thăm dò, khai thác dầu khí tại Iraq trị giá 8 tỷ USD tháng trước.
Chính quyền trung ương Iraq đang yêu cầu khu bán tự trị Kurdistan cắt giảm 120.000 bpd sản lượng khai thác dầu trong bối cảnh nước này không thể hoàn thành cam kết OPEC+ (851.000 bpd) và nhu cầu tiêu thụ tại khu bán tự trị không vượt quá 30.000 bpd. Kurdistan có trữ lượng dầu ước tính khoảng 13 tỷ thùng (12% tổng trữ lượng Iraq). Chính quyền tại đây đã cắt giảm 50.000 bpd xuống còn 410.000 bpd và có khả năng từ chối đề nghị của Baghdad do thiếu nguồn tài chính chi trả lương, chế độ cho người dân bởi giá dầu thấp. Trong tháng 8, Iraq đã khai thác 3,75 triệu bpd (hạn ngạch OPEC+ là 3,80 triệu bpd, chưa bao gồm 400.000 bpd cắt giảm bổ sung) và khả năng cao Iraq sẽ phải gia hạn thêm 2 tháng thời gian cắt giảm bổ sung.
Nguồn tin: petrotimes.vn