Iran đang xây dựng một đường ống dẫn dầu trên đất liền trị giá 1,8 tỷ đô la Mỹ nối tới một kho cảng ở ngay bên ngoài eo biển Hormuz, nút thắt vận chuyển dầu quan trọng nhất trên thế giới, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran bijan Zangeneh cho hay.
Khoản đầu tư lên tới 700 triệu đô la Mỹ sẽ dùng để phát triển kho cảng tại Jask, nằm ở phía đông eo biển Hormuz, hành lang vận chuyển dầu quan trọng nhất trên thế giới, mà Iran đã đe dọa đóng cửa kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và áp đặt lại các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu của Iran.
Dự án này sẽ làm thay đổi khu vực, như các cơ sở lưu trữ dầu khác nhau, cầu cảng xuất khẩu, thiết bị phá sóng và hệ thống neo đậu phao duy nhất sẽ được xây dựng tại Jask, hãng tin tức của Bộ Dầu khí Iran, Shana đưa tin.
Ngoài việc phát triển cảng, khu vực Jask cũng sẽ là nơi có hai nhà máy lọc dầu và hóa dầu, theo kế hoạch của Zangeneh.
Lô hàng đầu tiên được xuất khẩu từ kho cảng Jask sẽ là khí ngưng từ mỏ South Pars trong năm dương lịch tiếp theo của Iran, Bộ trưởng dầu mỏ cho biết. Năm dương lịch hiện tại của Iran bắt đầu vào ngày 21 tháng 3 năm 2019.
Tháng trước, Iran cho biết họ đã đặt mục tiêu cho việc hoàn thành vào tháng 3 năm 2021 đường ống dẫn dầu thô dài từ phía tây bắc nằm sâu trong Vịnh Ba Tư đến một kho cảng phía nam ở phía đông eo biển Hormuz, để xuất khẩu dầu bằng cách vận chuyển lô dầu đầu tiên trên đất liền tới kho cảng này để né nút thắt vận chuyển dầu quan trọng nhất thế giới.
Theo Touraj Dehghani, Phó Giám đốc điều hành và Thành viên Hội đồng quản trị tại công ty Phát triển và Kỹ thuật Dầu khí Iran (PEDEC), Iran sẽ có thể né Eo biển Hormuz khi dự án Đường ống Dầu thô Goureh-Jask đi vào hoạt động.
Đường ống dẫn dầu, với chi phí 2 tỷ USD, sẽ dài 1.100 km (684 dặm) và có khả năng vận chuyển 1 triệu thùng dầu mỗi ngày từ nhà kho cảng Goureh ở phía tây bắc đến khu vực Jask trên Biển Oman, mà không cần để có tàu chở dầu đi qua eo biển Hormuz.
Nguồn tin: xangdau.net