Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Iran tung các thế lực tiềm tàng phá thế trừng phạt năng lượng Mỹ?

Iran cho biết, số khách hàng tiềm năng mua dầu thô nước này đang gia tăng.

Tất cả các quốc gia được Mỹ cấp quyền miễn trừ để tiếp tục mua một lượng nhập khẩu dầu nhất định từ Iran đều tuân thủ lệnh trừng phạt này, một quan chức năng lượng cao cấp của Iran cho biết nhưng Tehran đang đầy hi vọng về việc tìm ra những người mua mới.

Hoa Kỳ đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran năm ngoái và áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm bóp nghẹt các ngành công nghiệp dầu mỏ và ngân hàng của Iran, đồng thời cho phép tám khách hàng tiếp tục quyền mua dầu thô từ nước Cộng hòa Hồi giáo này. 

Giao thương dầu thô của Iran đã gặp nhiều khó khăn sau lệnh trừng phạt của Mỹ. (Nguồn minh họa: Arabnews/AFP)

"Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác được cấp miễn trừ từ Mỹ đối với việc nhập khẩu dầu từ Iran không sẵn sàng, thậm chí là mua thêm một thùng dầu nào từ Iran", hãng thông tấn Shana trích lời của Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ Iran Amir Hossein Zamaninia.

Tuy nhiên, Zamaninia nói, "bất chấp sức ép của Mỹ đối với thị trường dầu mỏ Iran, số lượng người mua dầu Iran tiềm năng đã tăng đáng kể do thị trường cạnh tranh, tìm kiếm lợi ích và theo đuổi lợi nhuận nhiều hơn", tuy nhiên, không đưa ra chi tiết cụ thể.

Lệnh miễn trừ 180 ngày của Mỹ cũng đã được cấp cho Italy, Hy Lạp, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Dù miễn trừ cho một số nước để họ có thể tiếp tục mua dầu của Iran, nhưng Washington cũng đang tìm cách đưa xuất khẩu dầu của Iran về 0 để hạn chế các chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này và để đối phó lại ảnh hưởng quân sự và chính trị đang gia tăng ở Trung Đông.

Iran đã thúc giục các nước châu Âu, những nước vẫn cam kết thực hiện và tuân thủ thỏa thuận hạt nhân 2015, phản đối các lệnh trừng phạt của Mỹ bằng cách tạo ra một cơ chế tài chính hỗ trợ quá trình thanh toán cho việc bán dầu của Iran.

Ông Zamaninia cho biết, cơ chế này, được gọi là Cơ chế thanh toán đặc biệt (SPV) sẽ "hữu ích nhưng không thể giải quyết các vấn đề vì ảnh hưởng của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến bất kỳ hành động nào của châu Âu".

Nguồn tin: toquoc.vn

ĐỌC THÊM