Theo IMF, triển vọng nhu cầu về dầu sẽ vẫn ảm đạm trong bối cảnh các làn sóng mới của đại dịch COVID đang bao trùm nhiều khu vực trên thế giới cũng như ảnh hưởng bởi sự không chắc chắn về gói kích thích tài chính của Mỹ và cuộc bầu cử tổng thống.
Du cầu dầu trên toàn thế giới xuống 91,7 triệu thùng/ngày trong năm nay, mức giảm hàng ngày là 8,4 triệu thùng so với cùng kỳ năm ngoái và nhiều hơn mức giảm 8,1 triệu được dự đoán trong báo cáo tháng 8 của cơ quan.
OPEC đưa ra triển vọng thậm chí còn tồi tệ hơn cho năm nay, giảm dự báo về nhu cầu dầu toàn cầu vào tháng trước xuống mức trung bình 90,2 triệu thùng/ngày vào năm 2020, giảm 9,5 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm 13 quốc gia sản xuất dầu đã cảnh báo rằng rủi ro vẫn "tăng cao và nghiêng về phía giảm".
Cách tốt nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này
Ông Azour nhấn mạnh việc đa dạng hóa và tiếp tục các biện pháp ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của đại dịch COVID-19 chính là chìa khóa để củng cố nền kinh tế của khu vực.
"Tôi nghĩ điều quan trọng đối với khu vực này trong tương lai đó chính là đa dạng hóa nền kinh tế, một cách tốt nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này", ông nói.
Sự đa dạng hóa sẽ là một thách thức lớn khi nó sẽ giáng một đòn vào một số lĩnh vực phi dầu mỏ quan trọng nhất của khu vực: du lịch, vận tải, bán lẻ và bất động sản. Du lịch bằng đường hàng không dự kiến sẽ không phục hồi trở lại mức trước đại dịch cho đến ít nhất là năm 2023.
Theo báo cáo của IMF, tăng trưởng GDP thực tế của các quốc gia GCC là 4,7% từ năm 2000 đến năm 2016, trong đó tăng trưởng phi dầu mỏ chỉ chiếm 6,4%. Tuy nhiên, các quốc gia vùng Vịnh phụ thuộc vào dầu mỏ dự kiến sẽ giảm 6% GDP thực tế trong năm nay, trong đó các lĩnh vực phi dầu mỏ chiếm 5,7% mức tổn thất đó.
Nguồn tin: Vinanet