Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống 2,2%

 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 22/6 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay từ mức 2,4% được đưa ra hồi tháng Tư xuống 2,2%

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 22/6 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay từ mức 2,4% được đưa ra hồi tháng Tư xuống 2,2%, do tác động của tăng trưởng chậm hơn của kinh tế toàn cầu, sự giảm sút đầu tư trong lĩnh vực năng lượng do giá dầu rẻ và chi tiêu tiêu dùng trong nước yếu hơn.

IMF nhận định kinh tế Mỹ nhìn chung trong tình trạng tốt, khi tăng trưởng mạnh hơn các nền kinh tế phát triển hàng đầu khác, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp kỷ lục gần chín năm và lạm phát được kiểm soát.

Theo IMF, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã nhiều lần cho thấy khả năng ứng phó trước sự biến động của thị trường tài chính, đồng USD mạnh và nhu cầu toàn cầu yếu.

IMF chỉ ra rằng đồng USD mạnh, tăng trưởng đầu tư kinh doanh tăng chậm và những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đặt ra những thách thức ngắn hạn đối với kinh tế Mỹ.

IMF cũng chỉ ra các xu hướng bất lợi sẽ âm thầm cản bước tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong tương lai nếu không sớm được giải quyết, đặc biệt là tỷ lệ nghèo rất cao ở quốc gia giàu có này và tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng.

IMF cho rằng dân số già hóa sẽ kết hợp với tình trạng đình trệ về tăng trưởng năng suất, và thiếu đầu tư cho người lao động và cơ sở vật chất sẽ trở thành thách thức mới của nền kinh tế Mỹ.

Thêm vào đó, sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng thu nhập và tỷ lệ nghèo cao dai dẳng sẽ cường điệu các xu hướng trên.

IMF nêu bật bốn yếu tố đặt ra thách thức cho tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong tương lai là sự tham gia lực lượng lao động giảm, tăng trưởng năng suất thấp, bất bình đẳng thu nhập gia tăng và tỷ lệ nghèo cao.

IMF nhấn mạnh rằng 46,7 triệu người Mỹ, tức cứ một trong bảy người, là người nghèo.

Theo IMF, tình trạng bất bình đẳng thu nhập đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng ở nước này 3,5% kể từ năm 1999, tương đương với việc bị mất một năm chi tiêu tiêu dùng trong vòng 15 năm.

Theo Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde, nghèo đói không chỉ gây ra những căng thẳng xã hội mà còn ảnh hưởng đến sự tham gia vào lực lượng lao động và xói mòn khả năng đầu tư cho giáo dục và cải thiện về y tế.

Bà cho rằng nếu không được giải quyết, cả bốn yếu tố là sự tham gia lực lượng lao động giảm, tăng trưởng năng suất thấp, bất bình đẳng thu nhập và đói nghèo gia tăng sẽ làm lung lay nền tảng tăng trưởng và cản trở việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người Mỹ.
Nguồn tin: Bnews.vn

ĐỌC THÊM