Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

IEA: Thị trường dầu ngày càng thắt chặt

Vietstock - IEA: Thị trường dầu ngày càng thắt chặt

Thị trường dầu ngày càng thắt chặt vào đầu quý 2/2019 giữa lúc xuất hiện hàng loạt chỉ báo cho thấy rủi ro ngày càng tăng, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong ngày thứ Năm (11/04).

Thế nhưng, IEA cảnh báo hàng loạt quan điểm “bất thường” về tình hình sức khỏe của nền kinh tế gây khó khăn tới việc dự báo giá dầu.

Báo cáo này được đưa ra khi các thành phần tham gia thị trường năng lượng lo ngại về đà tăng dự trữ dầu thô tại Mỹ và đà giảm tốc kinh tế có thể sớm làm giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu.

Tuy nhiên, thị trường dầu toàn cầu vẫn còn vững chắc giữa lúc các nhà sản xuất dầu trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thực hiện các đợt cắt giảm sản lượng, Venezuela và Iran gánh lệnh trừng phạt từ Mỹ và bất ổn tại Libya thì ngày càng leo thang.

“Đà tăng mạnh của sản lượng dầu mà chúng ta chứng kiến trong nửa cuối năm 2018 đã bị đảo ngược sau khi nhóm OPEC+ triển khai thỏa thuận cắt giảm sản lượng và các lệnh trừng phạt đối với Iran và Venezuela tác động ngày càng mạnh tới thị trường”, IEA cho biết trong ngày thứ Năm (11/04). “Sự xoay chiều về nguồn cung đã góp phần thúc đẩy giá dầu tăng mạnh, trong đó giá dầu Brent tăng từ 50 USD/thùng (cuối tháng 12/2019) lên hơn 70 USD/thùng tại thời điểm này”.

Vào sáng ngày thứ Năm (11/04), giá dầu Brent ở mức 71.28 USD/thùng, tức giảm 0.6%. Trong khi, giá dầu WTI giảm 0.8% xuống mức 64.07 USD/thùng.

Tính tới thời điểm này, các hợp đồng dầu Brent và WTI tương lai đã tăng tương ứng 30% và 40% trong năm 2019.

Cuộc chiến giữa ông Trump và OPEC

Đà tăng ấn tượng của giá dầu trong năm nay đã thôi thúc Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi OPEC nâng sản lượng để kìm hãm đà tăng giá. Cho tới nay, OPEC vẫn bỏ ngoài tai lời cảnh báo của ông Trump.

Có khả năng đà tăng của giá dầu sẽ thôi thúc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích OPEC. Những lời lẽ đả kích trước đó đã khiến giá dầu suy giảm trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, chính quyền Trump còn có thể giải phóng lượng dầu từ Dự trữ Dầu khí Chiến lược (SPR), dự trữ dầu khẩn cấp của Mỹ.

OPEC cùng với Nga và một số nhà sản xuất khác (còn được gọi là liên minh OPEC+) đang cố gắng cắt giảm 1.2 triệu thùng/ngày cho tới tháng 6/2019, sau khi giá dầu tụt mạnh vào cuối năm 2018.

Các đợt cắt giảm sản lượng dầu – đôi khi còn được gọi là thỏa thuận Vienna – là nhằm xóa bỏ tình trạng dư cung và thúc đẩy giá dầu.

Các thành viên của OPEC+ sẽ họp mặt trong tháng 6/2019 để bàn luận về chính sách dầu. Ả-rập Xê-út đang muốn thực hiện cắt giảm sản lượng sang nửa sau năm 2019, trong khi Nga không muốn gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng.

“Xét trong năm 2019, cộng đồng chuyên viên phân tíchcó sự khác biệt rất rộng trong quan điểm về việc thị trường dầu sẽ tăng mạnh đến đâu”, IEA cho hay. “Chúng tôi vẫn giữ nguyên dự báo 1.4 triệu thùng/ngày, nhưng đồng tình là có những tín hiệu trái chiều về tình hình kinh tế toàn cầu và xuất hiện các quan điểm khác nhau về mức giá dầu”.

Một số nhà đầu tư tỏ ra lo ngại về khả năng diễn ra suy thoái kinh tế trong vài tháng tới, qua đó sẽ sớm bắt đầu tác động mạnh tới nhu cầu nhiên liệu.

Trước đó trong tuần này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống mức thấp nhất trong 1 thập kỷ.

Sản lượng dầu của OPEC tụt dốc

IEA giữ nguyên ước tính về tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu ở mức 1.3 triệu thùng/ngày trong năm 2018 và 1.4 triệu thùng/ngày trong năm 2019.

Trong ngày thứ Năm (11/04), nguồn cung dầu từ OPEC giảm 500,000 thùng/ngày trong tháng 3/2019, chạm mức đáy 4 năm khi Ả-rập Xê-út tiếp tục giảm sản lượng và hoạt động sản xuất của Venezuela tụt dốc giữa lúc đang chìm sâu vào khủng hoảng kinh tế.

“Tôi sẽ chẳng ngạc nhiên khi giá dầu chạm ngưỡng 70 USD/thùng trước thời điểm giữa mùa hè năm nay”, Ryan Fitzmaurice, Chiến lược gia năng lượng tại Rabobank, nhận định.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

ĐỌC THÊM