Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết sản lượng dầu toàn cầu giảm trong tháng 3/2019 do các lệnh trừng phạt của Mỹ và tình trạng mất điện đã khiến sản lượng dầu của Venezuela giảm xuống 870.000 thùng/ngày, thấp hơn số liệu OPEC báo cáo trong ngày trước đó.
IEA cho biết trong báo cáo hàng tháng “mất điện là một thách thức bổ sung với lĩnh vực dầu mỏ của Venezuela, đã bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế, tham nhũng, quản lý yếu kém và gần đây là các lệnh trừng phạt của Mỹ”.
IEA nơi điều phối chính sách năng lượng của các quốc gia công nghiệp, cho biết sản lượng giảm 270.000 thùng/ngày là mức giảm mạnh thứ hai so với tháng trước của Venezuela và đưa sản lượng của quốc gia này ít hơn 600.000 thùng/ngày so với một năm trước.
Venezuela đã thông báo với OPEC rằng quốc gia này đã bơm 960.000 thùng/ngày trong tháng trước, giảm gần 500.000 thùng/ngày so với tháng 2/2019.
OPEC, Nga và các nhà sản xuất dầu ngoài tổ chức này đã đồng ý cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày bắt đầu từ tháng 1/2019 kéo dài trong 6 tháng và cuộc họp ngày 25 - 26/6/2019 sẽ quyết định có gia hạn hiệp ước này hay không.
IEA cho biết việc hạn chế tự nguyện của thỏa thuận và sản lượng giảm của Venezuela khiến sản lượng của OPEC giảm 550.000 thùng/ngày trong tháng 3/2019.
IEA cũng duy trì dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2019 ở mức 1,4 triệu thùng/ngày. IEA nói “thị trường dầu mỏ thắt chặt không chỉ là một câu chuyện nguồn cung. Trong những tháng gần đây, khả năng nhu cầu phục hồi ít nhận được chú ý hơn”. “Mặc dù vẫn còn sớm, nhưng các trung tâm chính về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ đang diễn ra mạnh mẽ. Tại Trung Quốc, nền kinh tế dường như đang phản ứng với các biện pháp kích thích của chính phủ”, cũng lưu ý nhu cầu mạnh tại Ấn Độ.
Trong khi đó, họ cho biết dự trữ dầu tại các nước công nghiệp hóa giảm 21,7 triệu thùng trong tháng 2/2019 nhưng vẫn trên mức trung bình trong 5 năm.
Công suất lọc dầu toàn cầu giảm 2,5 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2019 do tình trạng mất điện không theo kế hoạch, đặc biệt tại Mỹ. IEA nói “mặc dù các nguồn tăng trưởng chính là tốt, có một số tín hiệu trái chiều ở những nơi khác”. Những lo ngại về đàm phán kinh tế kéo dài và tâm lý sẽ bị ảnh hưởng bởi Quỹ tiền tệ quốc tế IMF giảm tăng trưởng GDP toàn cầu gần đây, mặc dù IMF không dự kiến suy thoái trong tương lai gần.
Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa tìm được một giải pháp với tranh chấp thương mại của họ, trong khi IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Nguồn tin: vinanet.vn