Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

IEA đưa ra triển vọng nhu cầu dầu ảm đạm cho năm 2020

 

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã cắt giảm dự báo nhu cầu dầu mỏ một lần nữa, với lý do nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu.

Trong Báo cáo thị trường dầu mới nhất của mình, cơ quan này dự đoán rằng nhu cầu sẽ tăng thêm 1 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2019 và 1,2 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2020, cả hai đều được điều chỉnh giảm 100.000 thùng/ngày so với các dự báo trước đó.

Đây là lần mới nhất trong một loạt những lần điều chỉnh giảm dự báo nhu cầu, khi nền kinh tế suy yếu tiếp tục làm chậm lại sự tăng trưởng tiêu thụ. Đáng chú ý, mặc dù đã giảm dự báo, những giọng điệu từ IEA vẫn có vẻ tương đối lạc quan. Cơ quan này nói rằng việc điểu chỉnh giảm cho năm 2019 có liên quan nhiều hơn đến việc sửa đổi dữ liệu năm 2018 của mình hơn bất kỳ điều gì khác và họ thấy nhu cầu có xu hướng đi lên, ít nhất là so với đầu năm nay.

Cơ quan này đã đưa ra sự tăng trưởng nhu cầu dầu trong nửa đầu năm 2019 ở mức cực kỳ thấp 0,4 triệu thùng/ngày so với năm trước. Nhưng IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm nay lên 1,6 triệu thùng/ngày. IEA cho biết thêm rằng giá thấp có thể kích thích nhu cầu.

Trong khi IEA lạc quan rằng nhu cầu nửa cuối năm sẽ mạnh hơn rất nhiều so với nửa đầu, thì rất nhiều dữ liệu kinh tế đang có xu hướng ngược lại. Khối lượng giao dịch thương mại toàn cầu chỉ được dự kiến tăng 1,2 phần trăm trong năm nay, giảm từ khoảng 3 phần trăm của năm ngoái. Sản xuất công nghiệp cũng đang đình trệ. Doanh số xe hơi, hoạt động sản xuất và một loạt các chỉ số khác đang báo động đỏ. “Sự chậm lại trong khối lượng giao dịch đã ảnh hưởng đến việc giao nhiên liệu. Nó cũng đã có tác động mạnh mẽ đến việc vận chuyển bằng xe tải và kéo theo đó là tiêu thụ diesel”, theo IEA.

Đa số các nhà kinh tế nói rằng Hoa Kỳ hiện đang trong thời kỳ suy thoái sản xuất, điều này đáng chú ý là do nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn còn mạnh lâu hơn một số nền kinh tế lớn khác.

Trong khi đó, IEA cũng lưu ý rằng thị trường dầu mỏ toàn cầu “đã chịu đựng sự gián đoạn nguồn cung quy mô lớn” hồi tháng 9 khi cơ sở Abqaiq bị tấn công và 5,7 triệu thùng/ngày tạm thời bị ngừng hoạt động. Việc sửa chữa nhanh chóng của Saudi Aramco đã đẩy giá dầu xuống khá nhanh.

Những nhà quan sát dầu vẫn đang ngạc nhiên về việc thiếu phí bảo hiểm địa chính trị trong giá bất chấp sự gián đoạn lớn như vậy và viễn cảnh xảy ra các cuộc tấn công tiếp theo. “Về trực giác, các cuộc tấn công chính xác vào Ả Rập Saudi và khả năng lặp lại sẽ khiến cho thị trường căng thẳng. Cần phải nói về phí bảo hiểm địa chính trị ngoài giá dầu”, IEA cho biết trong báo cáo của mình. “Tuy nhiên, hiện tại, có rất ít dấu hiệu cho thấy điều này với những lo ngại về an ninh đã bị lấn át bởi sự tăng trưởng nhu cầu yếu hơn và triển vọng của một làn sóng sản xuất dầu mới đi vào hoạt động”. Chẳng hạn như, Na Uy vừa đưa mỏ dầu Johan Sverdrup đi vào hoạt động, sẽ giúp tăng thêm 440.000 thùng/ngày vào giữa năm tới.

Hàng tồn kho vẫn còn lớn, và “thị trường phải ứng phó với cuộc khủng hoảng nguồn cung”, theo IEA. Vào tháng 8, tồn kho của OECD đã tăng một lần nữa, mức tăng tháng thứ năm liên tiếp. Tồn kho hiện đã trở lại gần mức 3 tỷ thùng, một kho dự trữ lớn thường thấy trong suốt thời gian sụp đổ năm 2016. “Chúng ta lẽ ra đã nhanh chóng quay trở lại hoạt động kinh doanh như thường lệ, nhưng an ninh nguồn cung vẫn rất phù hợp”, IEA cảnh báo.

Tuy nhiên, tương lai trước mắt sẽ chủ yếu được quyết định bởi kết quả của cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc và quỹ đạo của nền kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng nhu cầu dầu 1 triệu thùng/ngày cho năm 2019 là con số thấp nhất kể từ năm 2016, và nó vẫn chưa thể chứng minh là quá lạc quan. Xét cho cùng, IEA đã thực hiện một làn sóng cắt giảm liên tiếp dự báo của mình, dường như rất ngạc nhiên bởi độ sâu của suy thoái kinh tế.

Vấn đề đối với thị trường dầu mỏ không chỉ là nhu cầu yếu và nền kinh tế chậm lại mà nguồn cung cũng tiếp tục tăng. IEA nói rằng nguồn cung ngoài OPEC có thể mở rộng thêm 1,8 triệu thùng/ngày trong năm 2018 và 2,2 triệu thùng/ngày vào năm 2020. Cả hai con số này đều vượt xa mức tăng trưởng nhu cầu. Điều đó làm tăng áp lực lên OPEC + để gia hạn việc cắt giảm sản lượng hoặc thậm chí cắt giảm sâu hơn.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM