Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

IEA dự đoán thị trường dầu dư cung trong năm 2019

 Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết sản lượng dầu của Mỹ đang tăng sẽ vượt nhu cầu toàn cầu chậm chạp và dẫn tới tồn kho tăng mạnh trên khắp thế giới trong 9 tháng tới.


Các dự báo giảm nhu cầu dầu thô của OPEC xuống chỉ 28 triệu thùng/ngày trong đầu năm 2020. IEA cho biết “việc thắt chặt thị trường không phải một vấn đề trong thời điểm hiện nay và sự tái cân bằng dường như tiếp tục trong tương lai”. IEA cho biết thêm rõ ràng điều này đặt ra một thách thức lớn cho những người đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý thị trường, liên quan tới OPEC và các nhà sản xuất đồng minh như Nga.


Nhu cầu đối với dầu thô OPEC trong đầu năm 2020 có thể giảm xuống chỉ 28 triệu thùng/ngày, IEA bổ sung thêm các quốc gia ngoài OPEC tăng 2,1 triệu thùng/ngày trong năm 2020, trong đó 2 triệu thùng/ngày được dự kiến đến từ Mỹ.


Với sản lượng hiện tại của OPEC khoảng 30 triệu thùng/ngày, IEA dự đoán dự trữ dầu toàn cầu có thể tăng 136 triệu thùng vào cuối quý 1/2020.


Duy trì dự báo nhu cầu dầu cho phần còn lại năm 2019 và năm 2020, IEA nêu lý do cải thiện trong mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung và sự phát triển kinh tế của Mỹ như sự khuyến khích.


IEA cho biết có dấu hiệu cho biết hoạt động sản xuất và thương mại đang xấu đi. Số liệu gần đây cho thấy sản xuất toàn cầu trong quý 2/2019 giảm lần đầu tiên kể từ cuối năm 2012 và các đơn hàng mới sụt giảm với tốc độ nhanh.


Thị trường lo ngại bởi căng thẳng leo thang giữa Iran và phương Tây về tàu chở dầu qua vùng Vịnh nhưng sự cố trong tuyến vận chuyển của khu vực này đã bị lu mờ bởi những lo ngại về nguồn cung.


IEA cho biết “ảnh hưởng của giá dầu là rất nhỏ mà không có sự đảm bảo thực sự về bảo hiểm nguồn cung”. Hiện nay hoạt động hàng hải trong khu vực này gần bình thường và thị trường vẫn bình tĩnh.


Các lệnh trừng phạt của Mỹ với dầu thô của Iran nghiêm khắc hơn đã khiến xuất khẩu của Tehran giảm 450.000 thùng/ngày tới 530.000 thùng/ngày, xuống thấp nhất trong gần 3 thập kỷ.

Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM