Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

IEA dự báo thị trường dầu thắt chặt hơn khi lượng dầu mới được phát hiện giảm sút

Khối lượng dầu mới được phát hiện đạt mức thấp kỷ lục trong năm 2016, bởi những cắt giảm nghiêm trọng cho ngân sách thăm dò giữa bối cảnh giá dầu lao dốc. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, số lượng các dự án khoan mới thông thường cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong 70 năm.

Trên toàn cầu, ngành công nghiệp dầu mỏ chỉ phát hiện ra 2,4 tỷ thùng vào năm ngoái. Đó là một phần nhỏ trong số 9 tỷ thùng mà các công ty đã phát hiện trung bình mỗi năm trong 15 năm qua.
Không chỉ những phát hiện mới ở mức thấp kỷ lục, mà các công ty dầu mỏ cũng từ chối việc triển khai nguồn trữ lượng dầu mà họ đã sở hữu trong tay. Ngành dầu mỏ đã “bật đèn xanh” để khoan chỉ 4,7 tỷ thùng trong năm ngoái, thấp hơn một phần ba so với năm trước và thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng năm trước khi giá dầu sụp đổ vào năm 2014. Trên thực tế, IEA cho biết, khối lượng dầu nhận được quyết định đầu tư cuối cùng thấp hơn bất cứ thời gian nào kể từ những năm 1940.

Việc cắt giảm là điều không thể tránh khỏi trong một năm khi WTI rớt xuống còn 27 USD/thùng, gây thiệt hại tài chính lan rộng trên toàn ngành này. Các dự án khoan thông thường, nhiều dự án trong số đó có thời gian hoàn vốn dài hạn, đã giảm mạnh trên trong danh sách ưu tiên của các công ty dầu mỏ. Quyết định chi hàng tỉ đôla cho một dự án ngoài khơi phải mất nhiều năm để đi vào hoạt động và nhiều năm nữa để hoàn vốn đầu tư ban đầu đã trở thành sự xa xỉ mà chỉ có các công ty dầu lớn nhất mới có khả năng.

Điều đó trái ngược hoàn toàn với vận may của ngành công nghiệp đá phiến Mỹ, khi dầu đá phiến chứng kiến sự hồi phục mạnh mẽ trong năm 2016 ngay cả khi việc thăm dò và triển khai toàn cầu cạn dần. Việc thúc đẩy một dự án ngoài khơi có thể tốn hàng tỉ đôla, nhưng các giếng dầu đá phiến chỉ tốn một vài triệu đô la cho mỗi giếng. Sản lượng sẽ nhỏ hơn so với giếng khoan ngoài khơi, nhưng bản chất chu kỳ ngắn và giá trị thấp của mỗi giếng đã làm cho đá phiến hấp dẫn hơn nhiều trong môi trường giá dầu hiện nay.

Kết quả là số lượng giàn khoan của Mỹ đã tăng lên vào nửa cuối năm 2016, các công ty lớn và nhỏ tập trung vào đá phiến, nhất là ở lưu vực Permian, Tây Texas. Sản lượng đá phiến đang trên đà phục hồi và với hoạt động khoan gia tăng, lợi nhuận sản xuất chắc chắn sẽ cao vào năm 2017 bất kể chuyện gì xảy ra với giá dầu. Nhiều công ty đá phiến có giá hòa vốn trong khoảng 30-40 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với giá thị trường hiện hành.

Nhưng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong khoảng 5 triệu thùng mỗi ngày, hoặc chưa tới 5% trong tổng sản lượng dầu trên toàn thế giới. Bằng cách so sánh này, sản lượng dầu thông thường chiếm 69 triệu thùng mỗi ngày.

Sự khác biệt đó đã khiến IEA phát ra một cảnh báo trong bản báo cáo của mình: dầu đá phiến Mỹ không thể tự đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Đầu tư vào thăm dò và khai thác được dự báo sẽ ổn định trong năm nay, nhưng không tăng trưởng. Theo đó, năm 2017 có thể đánh dấu năm thứ ba liên tiếp của sự sụt giảm chi tiêu, một sự kiện chưa từng thấy trước đây. Điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến một năm nữa của những phát hiện gây thất vọng.

Với nhu cầu dầu toàn cầu được dự báo sẽ tăng khoảng 1,2 triệu thùng mỗi năm, nhu cầu sẽ vượt cung trong tương lai khá gần, ngay cả khi mức tồn kho của dự trữ dầu cho thấy sự dư thừa lớn. Tiến sĩ Fatih Birol, Giám đốc Điều hành của IEA cho biết: "Mỗi một dấu hiệu đều cho thấy thị trường dầu hai tốc, với hoạt động mới ở mức thấp lịch sử cho dầu truyền thống, tương phản với sự tăng trưởng đáng kể của sản lượng dầu đá phiến ở Mỹ. "Câu hỏi then chốt cho tương lai của thị trường dầu là liệu nguồn cung dầu đá phiến gia tăng có thể bù cho tốc độ tăng trưởng chậm của dầu truyền thống trong bao lâu”.

IEA dự báo thị trường sắp tới sẽ gặp rắc rối. Đến năm 2022, nhu cầu có thể tăng hơn 7 triệu thùng/ngày so với mức 2016. Tuy nhiên, trong một báo cáo tháng 3 của IEA, chỉ dự đoán nguồn cung mới từ các nước không thuộc OPEC là 3,3 triệu thùng/ngày, chủ yếu là dầu đá phiến của Mỹ. Điều đó tạo ra một khoảng cách đáng kể giữa cung và cầu mà OPEC phải bù vào. Về mặt lý thuyết, OPEC có thể tái lập lại nhiều đòn bẩy đã mất trong những năm tiếp theo, mặc dù có thể nhiều quá lại không tốt nếu nó thực sự phải vật lộn để theo kịp nhu cầu.

Kết quả cuối cùng sẽ là một thị trường dầu thắt chặt hơn và giá cao hơn vào cuối thập kỷ này và vào những năm 2020. Tất nhiên, giá dầu cao có thể tạo ra nguồn cung nhiều hơn, nhưng sự đáp ứng nguồn cung từ cát dầu ở Canada hoặc các dự án xa bờ ở Vịnh Mexico, Brazil hoặc các nơi khác sẽ mất nhiều năm để đạt được kết quả. Trong kịch bản này, sẽ có một vài năm khó khăn trong đầu những năm 2020 khi giá cao và dễ biến động.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM