Thị trường dầu mỏ đã chứng kiến tình trạng thừa cung khá lớn trong nửa đầu năm 2019, lớn hơn nhiều so với dự báo trước đây. Sắp tới, nguồn cung được dự kiến sẽ thắt chặt trong nửa cuối năm nay, nhưng đó cũng có thể chỉ là một sự gián đoạn trước khi dư thừa trở lại.
Nguồn cung dầu toàn cầu đã dư khoảng 0,9 triệu thùng mỗi ngày trong sáu tháng đầu năm nay, theo Báo cáo thị trường dầu mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Cái nhìn hồi tưởng này làm đảo ngược tâm lý phổ biến xảy ra chỉ vài tuần trước. Ví dụ, IEA nói rằng thị trường dầu mỏ đã thặng dư khoảng 0,5 triệu/ngày trong quý hai, trong khi cơ quan này trước đây nghĩ rằng sẽ thiếu hụt 0,5 triệu/ngày.
“Số dầu dư này bổ sung vào các kho dự trữ khổng lồ được nhìn thấy trong nửa cuối năm 2018 khi sản lượng dầu tăng mạnh do tăng trưởng nhu cầu bắt đầu chững lại”, theo IEA. “Rõ ràng, sự thắt chặt chẽ thị trường không phải là một vấn đề trong thời điểm hiện tại và bất kỳ sự tái cân bằng nào dường như đã không tiến xa hơn tới tương lai”.
Việc OPEC + gia hạn cắt giảm cho tới quý đầu tiên của năm 2020 đã loại bỏ một sự không chắc chắn lớn, nhưng IEA cho biết nó “không làm thay đổi triển vọng cơ bản của một thị trường dư cung”.
Các kết luận này giống với kết luận của chính OPEC đã cho biết trong báo cáo của chính họ được công bố một ngày trước đó rằng “nhu cầu đối với dầu OPEC sẽ giảm đáng kể vào năm tới”. Sản lượng đá phiến của Mỹ tăng sẽ vượt nhu cầu tăng thêm cả trong năm nay và năm sau, điều đó có nghĩa là thị trường có thể chứng kiến sự dư thừa đáng kể trong năm 2020. Nói cách khác, OPEC + phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa: Giữ nguyên thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện tại và phải đối mặt với tình trạng thừa cung ngày càng tồi tệ, hay là cắt giảm thêm.
“Về số dầu dư của chúng tôi, giả sử sản lượng OPEC không đổi ở mức hiện tại khoảng 30 triệu thùng/ngày, vào cuối quý 1/2020 có thể tăng ròng thêm 136 triệu thùng. Nhu cầu đối với dầu thô của OPEC vào đầu năm 2020 có thể giảm xuống chỉ còn 28 triệu thùng/ngày”, IEA cho biết. OPEC đã sản xuất 29,83 triệu thùng/ngày trong tháng Sáu.
OPEC đưa ra nhu cầu đối với dầu của họ ở mức cao hơn 29,3 triệu thùng/ngày cho năm tới, mà đúng là có một sự khác biệt khá đáng kể so với con số của IEA. Tuy nhiên, kết luận là như nhau - OPEC có thể buộc phải cắt giảm sản lượng nhiều hơn nữa nếu muốn ngăn sự giảm giá. Số liệu của OPEC ngụ ý rằng có thể cần phải cắt giảm sản lượng thêm 560.000 thùng/ngày; IEA ám chỉ việc cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày có lẽ là cần thiết.
IEA có tính ngoại giao, nói rằng mối đe dọa của tình trạng dư cung mới, “đưa ra một thách thức lớn đối với những người thực hiện nhiệm vụ quản lý thị trường”. Đáng chú ý là IEA đã không hạ dự báo nhu cầu dầu, vẫn giữ mức tăng trưởng 1,2 triệu thùng/ngày cho năm nay. Những ngày trước đó, EIA đã hạ dự báo nhu cầu của mình xuống còn 1,1 triệu thùng/ngày. IEA thì lạc quan hơn về sự phục hồi tăng trưởng kinh tế, ngay cả khi đã hạ mức tăng trưởng nhu cầu quý hai xuống bớt 450.000 thùng/ngày chỉ còn 800.000 thùng/ngày so với năm trước.
Cả ba cơ quan dự báo lớn - OPEC, IEA và EIA - đều thấy sự tăng trưởng nguồn cung mạnh mẽ từ đá phiến của Mỹ. Tuy các con số cụ thể khác nhau, nhưng nhìn chung họ thấy sản xuất ngoài OPEC (chủ yếu là đá phiến của Mỹ) tăng khoảng 2 triệu thùng/ngày trong năm nay và thậm chí nhiều hơn vào năm tới. Nói cách khác, tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC cho cả năm 2019 và 2020 đều vượt nhu cầu.
Một chút không chắc chắn trong các dự báo đó là sự chậm lại đang diễn ra trong ngành đá phiến của Mỹ. Như Bloomberg đã báo cáo, “những hạn chế về đường ống, sản lượng giảm từ các giếng khoan quá gần nhau, giá khí đốt tự nhiên thấp và chi phí thuê đất cao” đang tạo ra sức ép đối với các công ty khoan đá phiến ở Texas. Kết quả tài chính là xấu, và khá thất vọng trong một thời gian. Mặc dù sản lượng tăng rất lớn (hoặc, vì sự tăng trưởng bất thường như vậy), các công ty dầu khí Bắc Mỹ đã tiêu tốn 187 tỷ đô la tiền mặt kể từ năm 2012.
Câu hỏi lớn là liệu tốc độ tăng trưởng chóng mặt có bắt đầu chậm lại hay không khi các nhà đầu tư không hài lòng về ngành này. Hiện nay lại có thêm minh chứng cho điều này, với giàn khoan giảm và tốc độ tăng trưởng dường như suy yếu dần. Bloomberg dẫn chứng hơn một nửa chục các công ty khoan đá phiến đã giảm đáng kể dự báo tăng trưởng sản xuất của họ khi họ giảm bớt tốc độ khoan. Vẫn chưa rõ liệu tính gộp lại, sản lượng của Mỹ có bắt đầu chững lại.
Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ là một cứu cánh lớn cho OPEC, cartel sẽ thấy nhiệm vụ mình là tái cân bằng của mình dễ dàng hơn một chút. Còn nếu không, đến năm 2020, cartel có lẽ sẽ buộc phải cắt giảm sản lượng thậm chí nhiều hơn mức đã thực hiện.
Nguồn tin: xangdau.net