Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có thể cắt giảm ước tính tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2019 và 2020, nếu kinh tế toàn cầu tiếp tục suy yếu.
Trong tháng 8/2019, cơ quan này đã giảm ước tính tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2019 và 2020 xuống lần lượt 1,1 triệu và 1,3 triệu thùng/ngày, do lo lắng thương mại sẽ gây sức ép lên tiêu thụ dầu toàn cầu, khiến tăng trưởng nhu cầu ở tốc độ thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008.
Ông Fatih Birol trả lời Reuters bên lề Diễn đàn Tri thức Thế giới tại Seoul “điều này phụ thuộc vào kinh tế toàn cầu. Nếu kinh tế toàn cầu suy yếu, trong đó có một số dấu hiệu chúng tôi có thể giảm dự đoán nhu cầu dầu”.
Ông cho biết tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ, cũng có thể sẽ có một số sửa đổi, do Bắc Kinh là động cơ của tăng trưởng nhu cầu.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại xuống 6,2% trong quý 2/2019, tốc độ thấp nhất trong 27 năm, bởi nhu cầu yếu trong bối cảnh căng thẳng thương mại tăng cao với Mỹ.
Dầu Brent quanh mức 62 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI quanh mức 56 USD/thùng, bị áp lực giảm bởi lo lắng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại có thể làm giảm nhu cầu dầu.
Khi được hỏi về các nhà nhập khẩu Châu Á có thể tăng cường an ninh năng lượng của họ thế nào trong bối cảnh căng thẳng tăng cao tại Trung Đông, Birol cho biết đa dạng việc nhập khẩu dầu và khí tự nhiên càng nhiều càng tốt là một cách để đối phó với rủi ro địa chính trị.
Ông nói “đặc biệt với khí tự nhiên, đây là một thời điểm rất có lợi để đa dạng. Các khách hàng mạnh tay hơn nhiều”. “Dứt khoát đó là một thời điểm để thực hiện các hợp đồng mới và giá mới ... sự cạnh tranh hiện nay không chỉ giữa các khách hàng mà cả giữa những người bán”.
Nguồn tin: vinanet.vn