Sản lượng gia tăng không ngừng của OPEC trước khi đạt được thỏa thuận tháng 11 để giảm nguồn cung đã dẫn đến tồn kho toàn cầu tăng trong lần đầu tiên trong sáu tháng, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho biết hôm thứ Tư, và ghi nhận rằng thị trường cần thêm thời gian để nhìn thấy tồn kho giảm đáng kể, với dự đoán thâm hụt diễn ra trong thị trường là 500.000 thùng/ngày trong nửa đầu năm ở mức sản xuất hiện tại và các nguyên tắc cung và cầu.
Theo dữ liệu của IEA, tổng lượng dầu thô của OECD xác nhận sản lượng sản xuất cao hơn vào cuối năm ngoái. IEA cho biết lượng hàng tồn kho toàn cầu đã bắt đầu giảm trong tháng Tám từ mức cao kỷ lục và vào cuối tháng 12 tồn kho dầu này đã giảm 120 triệu thùng, mức giảm trung bình gần 800.000 thùng/ngày.
"Tuy nhiên, trong tháng 1, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng đột ngột về mức tồn kho của OECD tăng 48 triệu thùng (1,5 triệu thùng/ngày) và dữ liệu ban đầu cho tháng 2 cho thấy tồn kho chỉ giảm khiêm tốn,” cơ quan này lưu ý.
Dầu thô xuất khẩu vẫn đang được tích trữ trên khắp thế giới, và các kho dự trữ của Mỹ đang tăng lên, IEA cho biết. Tại Mỹ, nguồn cung đang tăng lên theo ba cách: hàng nhập khẩu đang tăng lên (và cũng là xuất khẩu), sản lượng trong nước đang tăng lên và mức sử dụng của nhà máy lọc dầu đang giảm.
Theo IEA, thị trường toàn cầu vẫn chưa tiêu hóa được "một lượng lớn nguồn cung trong quá khứ, và sẽ mất thời gian để vận hành hệ thống xuyên suốt."
Đồng thời, triển vọng tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ cho năm 2017 vẫn không thay đổi ở mức 1,4 triệu thùng/ngày, sau ba lần nâng dự báo trước đó trong ước tính của IEA.
Ngoài các mối quan ngạị về sản xuất chưa được hấp thụ và tăng sản lượng ngoài OPEC, IEA tiếp tục nhìn nhận một sự khởi đầu vững chắc để OPEC tuân thủ cam kết cắt giảm. Sau khi ghi nhận trong tháng trước về thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của OPEC đã đạt được tỷ lệ tuân thủ ban đầu là 90%, IEA cho biết mức tuân thủ trong tháng 1 và tháng 2 trung bình là 98%, như Saudi Arabia, với mức tuân thủ 135% là yếu tố chính đằng sau mức tuân thủ cao của cả nhóm.
Trong số 11 nhà sản xuất không thuộc OPEC tham gia thỏa thuận, mức độ tuân thủ là 37%, phần lớn do sự cắt giảm chậm chạp của Nga.
Tóm lại theo IEA:
"Cho những ai đang tìm kiếm sự tái cân bằng thị trường dầu, thông điệp chính là họ nên kiên nhẫn, và giữ bình tĩnh. Trong khi đó, tính biến động đột ngột bùng phát vào tuần trước có thể sẽ quay trở lại, như IEA đã thường xuyên cảnh báo."
Nguồn: xangdau.net