Bất chấp suy đoán rằng nhu cầu dầu đã đạt đỉnh vào năm 2019, trước khi đại dịch toàn cầu gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành này, một báo cáo mới của IEA cho thấy giả định này có thể đã bị phóng đại vì nhu cầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cho đến năm 2026.
Những đổi mới trong năng lượng tái tạo và nhu cầu sụt giảm do đại dịch Covid-19 khiến các chuyên gia tin rằng kỷ nguyên dầu mỏ đang dần mất đà tăng. Tuy nhiên, khi thị trường châu Á phát triển và nhiều quốc gia quay trở lại mức nhu cầu như trước đại dịch, điều này có thể không đúng.
Theo báo cáo mới của IEA, nhu cầu dầu có thể chạm mức trước đại dịch trong vòng hai năm tới. Đến năm 2023, sản lượng dầu có thể vượt 100 triệu thùng/ngày nếu nhu cầu thế giới, được thúc đẩy đáng kể bởi châu Á, tiếp tục ở tốc độ tăng trưởng hiện tại.
Trong khi nhu cầu dầu có thể không trở lại mức trước đại dịch tại hầu hết các nước phát triển, do những thay đổi về việc đi lại và công việc đã khiến nhu cầu giảm trong năm ngoái và có vẻ sẽ tiếp tục duy trì cũng như lượng xe điện và các lựa chọn tái tạo khác nhiều hơn, thì nhu cầu trên toàn thế giới đang phát triển cũng như những nước tiêu thụ lớn như Trung Quốc có thể là động lực chính của nhu cầu này.
Châu Á được kỳ vọng sẽ chiếm khoảng 90% nhu cầu dầu ngày càng tăng của thế giới trong 5 năm tới. Mặc dù nhu cầu có thể không tăng với tốc độ giống như trước năm 2019, nhưng dân số ngày càng tăng sẽ bổ sung đáng kể vào nhu cầu dầu của một số quốc gia châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc.
Những tiến bộ trong năng lượng tái tạo, đặc biệt là sự phát triển của cơ sở hạ tầng điện mặt trời ở phía Nam đang phát triển, nơi mặt trời là một nguồn tài nguyên dồi dào, cũng như áp lực từ chính phủ các nước và công ty trong việc đáp ứng mục tiêu phát thải carbon net-zero, có thể làm giảm nhu cầu dầu và khí đốt trong thập kỉ tiếp theo. Nhưng nó sẽ sớm đạt đỉnh trước khi giảm.
Sự du nhập của xe điện, chủ yếu tại châu Âu, Trung Quốc và Mỹ, dự kiến cũng sẽ đẩy nhu cầu dầu đi xuống vào năm 2030. Hãng Deloitte dự đoán tốc độ tăng trưởng hàng năm kép CAGR 29% cho thị trường xe điện trong thập kỷ tới, với doanh số bán xe điện tăng từ 2,5 triệu vào năm 2019 lên 31,1 triệu chiếc vào năm 2030. Tuy nhiên, tác động của Covid-19 đối với nhiều nền kinh tế thế giới đã làm đình trệ tiến trình của xe điện, được dự báo sẽ tăng trở lại từ năm 2022/2023, cũng như nhu cầu dầu đạt đỉnh mới.
Khi nhu cầu tăng liên tục, việc hạn chế cung cấp năng lượng của OPEC trong vài tháng qua có thể mang lại lợi thế đáng kể cho khu vực giàu dầu mỏ. IEA đã chỉ ra "khối lượng công suất dự phòng khổng lồ" do các hạn chế của OPEC tạo ra đểnhằm đẩy giá dầu lên cao trong năm nay. Tuy nhiên, tổ chức này cũng dự đoán nguồn cung dầu từ các quốc gia ngoài OPEC sẽ tăng 700.000 thùng/ngày vào năm 2021.
Chiến lược hạn chế sản xuất của OPEC cho đến khi giá dầu ổn định có vẻ tích cực cho toàn ngành, vốn hiện đang hướng tới một năm 2021 với nhu cầu dầu tăng ở mức giá cao hơn.
Nhìn chung, khi các nền kinh tế trên toàn cầu ổn định và vắc-xin cho thấy hứa hẹn với các chuyên gia mà không chắc chắn về tiềm năng của dầu sau khi nhu cầu sụt giảm vào năm 2020, ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ tiếp tục đáp ứng nhu cầu toàn cầu ngày càng cao cho đến khi các công nghệ tái tạo và chính sách xanh hơn cuối cùng buộc các quốc gia phải hướng tới các giải pháp thay thế.
Nguồn tin: xangdau.net