Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

IEA: Các nhà xuất khẩu dầu khí lớn sẽ phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong những năm tới

Các nhà xuất khẩu dầu khí lớn đã phải chịu nhiều biến động trong những thập kỷ gần đây nhưng một cam kết cải cách và đa dạng hoá kinh tế sẽ là yếu tố quan trọng để đối phó với sự thay đổi động lực của năng lượng toàn cầu. Chúng bao gồm việc gia tăng sản lượng từ các nguồn mới như đá phiến, sự không chắc chắn về tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu và triển khai các công nghệ năng lượng mới, theo một báo cáo mới từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA.

Phân tích này, Triển Vọng Cho Kinh tế Nhà Sản Xuất- một báo cáo đặc biệt trong chuỗi Triển Vọng Năng Lượng Thế Giới - đã kiểm tra sáu nền kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên là trụ cột cung cấp năng lượng toàn cầu: Iraq, Nigeria, Nga, Saudi Arabia, United Arab Emirates và Venezuela. Báo cáo các nước này có có thể ở tình trạnh như thế nào đến năm 2040 dưới nhiều các kịch bản mức giá và chính sách khác nhau.

Sự biến động trong giá dầu trong thập kỷ qua đã định hình sắc nét các yếu điểm cấu trúc trong nhiều nhà xuất khẩu lớn. Kể từ năm 2014, thu nhập ròng từ dầu mỏ và khí đốt đã giảm khoảng 40% (trong trường hợp của Iraq) và 70% (trong trường hợp của Venezuela), với những hậu quả sâu rộng lên hoạt động kinh tế.

Sự biến động của doanh thu hydrocarbon cho thấy tình thế khó xử đối với các nước có ngân sách phụ thuộc vào nó, đặc biệt là nếu nền kinh tế và tài chính của họ không kiên cường. Mức độ mà các nước sản xuất hướng đến chuyển đổi kinh tế thiết yếu có thể có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường năng lượng, các mục tiêu môi trường toàn cầu và an ninh năng lượng, theo báo cáo.

Báo cáo mới này được đưa ra vào thời điểm giá dầu cao, là một con dao hai lưỡi. Doanh thu cao hơn cung cấp các phương tiện để cải cách, nhưng giá cao dường như cũng sẽ làm giảm tính cấp thiếp phải cải cách. Tuy nhiên, như đã thấy trong quá khứ, giá năng lượng cao hơn khuyến khích sản xuất ở những nơi khác trong khi thúc đẩy thay đổi cấu trúc trong nhu cầu, ảnh hưởng đến thị trường dài hạn của nhà sản xuất.

 “Hơn bất cứ thời điểm nào khác trong lịch sử gần đây, những thay đổi cơ bản đối với mô hình phát triển của các nước giàu tài nguyên là không thể tránh khỏi”, tiến sĩ Fatih Birol, giám đốc điều hành của IEA cho biết. "Việc thực hiện các sáng kiến ​​cải cách đã được công bố là rất cần thiết, vì việc thất bại trong thực hiện hành động sẽ tạo ra những rủi ro trong tương lai cho nền kinh tế sản xuất cũng như cho thị trường toàn cầu."

Các quốc gia được kiểm tra rất đa dạng và báo cáo này xem xét một loạt các trải nghiệm và triển vọng. Nhiều quốc gia trong số này đã thúc đẩy kế hoạch thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng trong các lĩnh vực phi dầu mỏ của nền kinh tế của mình. Venezuela, mặc dù vậy, cung cấp một ví dụ về làm thế nào những điều tồi tệ có thể xuất hiện khi các lực cảnh kinh tế và năng lượng mạnh lên.

Một số nhà sản xuất lớn nhất thế giới phải đối mặt với những áp lực mạnh mẽ từ việc gia tăng số lượng thanh niên tham gia lực lượng lao động. Hơn 50% dân số sống ở Trung Đông dưới 30 tuổi; tỷ lệ này là hơn 70% ở Nigeria. Ở nhiều nhà sản xuất lớn, thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt sẽ không đủ lớn để cung cấp cho dân số ngày càng tăng, ngay cả trong các kịch bản mà nhu cầu dầu tiếp tục tăng đến 2040 và giá vẫn tương đối mạnh mẽ.

Ngành năng lượng có vai trò quan trọng trong chương trình cải cách. Báo cáo này tập trung vào 6 câu trả lời chính: thu được nhiều giá trị trong nước hơn từ hydrocacbon, ví dụ thông qua hóa dầu; sử dụng khí thiên nhiên làm phương tiện để hỗ trợ đa dạng tăng trưởng; khai thác tiềm năng lớn nhưng chưa tận dụng cho năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời; loại bỏ các khoản trợ cấp đang khuyến khích tiêu dùng lãng phí; đảm bảo đủ đầu tư ở thượng nguồn (khả năng duy trì nguồn thu từ dầu khí ở mức hợp lý là yếu tố quan trọng để ổn định kinh tế); và đóng một vai trò trong việc triển khai các công nghệ năng lượng mới, chẳng hạn như thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon.

“Quá trình cải cách này nên rộng hơn nhiều so với năng lượng; nhưng nó phụ thuộc một lĩnh vực năng lượng hoạt động tốt, tiến sĩ Birol nói. “Các chương trình cải cách thành công có thể mở ra một phạm vi rộng hơn các lựa chọn chiến lược cho các nhà sản xuất, cũng như các cơ hội mới để tham gia vào một loạt các vấn đề năng lượng.”

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM