Giá dầu đối với thị trường tiền tệ có một sợi dây gắn bó, nó quyết định đến sự ảnh hưởng của giá vàng và giá USD, đồng thời cũng mang ý nghĩa là chỉ số phát triển cho các nền kinh tế trên thế giới, và cũng là tiêu chuẩn để quyết định đến giá các loại hàng hóa.
Vì vậy, các nhận định về vấn đề giá dầu đều giúp cho chúng ta có những nghiên cứu vĩ mô về kinh tế toàn cầu. Cùng với nhận định này, các chuyên gia kinh tế cũng đưa ra dự đoán, năm 2009, giá dầu thế giới có thể dao động từ mức 30 đến 55 USD/thùng.
Một vấn đề rất đáng được quan tâm đó là, thị trường dầu mỏ thế giới có những nóng lạnh bất thường, gần đây giá dầu thế giới có một sự giảm mạnh điều đó là vì sao? Chúng ta cũng nên nhận thức rõ ràng rằng, giá dầu thế giới hiếm khi thấy có hiện tượng đầu cơ tích trữ quá mức, tuy nhiên hiện tại với tình hình thị trường dầu mỏ chúng ta nên tiến hành thêm một cuộc điều chỉnh mang tính lâu dài.
Năm 2009, khủng hoảng tài chính sẽ có ảnh hưởng gì đối với sự phát triển của thế giới? Tìm kiếm một câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi đó sẽ xuất hiện thêm nhiều phương án và quan điểm không giống nhau. Tuy nhiên, bất luận câu trả lời có tính logic thế nào, thì chúng ta vẫn phải trả lời cho những câu hỏi: Hướng đi nào cho giá dầu?; Giá của thị trường chứng khoán sẽ ra sao?; Tỷ giá đồng USD như thế nào?; Thị trường vàng đi về đâu? Sau khi có được câu trả lời cho tất cả các vấn đề trên chúng ta mới có thế đưa ra được một bức tranh tổng thể cho kinh tế thế giới trong năm 2009.
Từ nhân tố cấu thành năm 1999 đến sự tích trữ dầu mỏ của năm 2008
Từ đầu năm 1999 đến năm 2008, giá dầu thế giới đã có lúc ở mức thấp nhất trong lịch sử, từ mức 15 USD/thùng tăng lên đỉnh điểm cận 150 USD/thùng.
Năm 1999, cùng với quá trình 10 năm phát triển, là giai đoạn mà nước Mỹ trải qua một thời gian về sự phát triển phồn vinh mạnh mẽ từ sau năm 1973, đưa nước Mỹ vào thời kỳ mua sắm rầm rộ nhất. Trong thời điểm đó, Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác cũng bắt đầu khôi phục từ sau cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á. Giá dầu thế giới từ 15 USD/thùng đã tăng lên ngưỡng 32 USD/thùng (năm 2000), mức tăng trên 100%, và nó đánh dấu sự phát triển hưng thịnh của thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, sau năm 2000, kinh tế thế giới xuất hiện hiện tượng bong bóng, với những thiệt hại nặng nề nhất từ các ngành nghề, đặc biệt là từ sau sự kiện 11/9, giá dầu thế giới càng giảm mạnh hơn. Năm 2001 giá dầu thậm chí còn giảm ở mức 20 USD/thùng, giảm 35%, và cũng ghi nhận một lần điều chỉnh mạnh mẽ nữa của thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên từ sau năm 2002, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định cắt giảm mạnh mức lãi suất khi tình hình kinh tế quá khó khăn, tỷ giá đồng USD từ mức lãi suất chuẩn là 6,5% giảm xuống đến 1%. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, chính sách cắt giảm lãi suất là một chính sách có thể kích thích cho sự giảm giá mạnh mẽ của thị trường nhà đất tại Mỹ. Một nhân tố quan trọng hơn nữa đó là, nước Mỹ trong thời gian dài của cuộc chiến chống khủng bố, đã có những tác động mạnh vào tỷ giá đồng USD. Một mặt, người ta không còn muốn tích trữ đồng USD nữa mà chuyển sang tích trữ EURO và vàng, khiến cho đồng USD mất giá trầm trọng đến 77%. Mặt khác, sự mất giá của đồng USD đã "phản" lại các chính sách kích thích dùng đồng USD để định giá hàng hóa của thế giới.
Về phương diện nhu cầu, từ năm 2003, Trung Quốc và thế giới đã có một vòng phát triển mới. Đặc biệt là Trung Quốc, lượng nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc từ mức chưa đến 25 triệu thùng của năm 2003 đã đạt đến mức 200 triệu thùng trong năm 2007. Thị trường dầu mỏ tăng giá được kéo dài đến cuối năm 2006, giá dầu thế giới từ mức 20 USD/thùng đã tăng một mạch lên đến mức xấp xỉ 80 USD/thùng, tăng gấp 4 lần, lúc này thị trường chứng khoán bước vào một kỷ nguyên mới.
Tuy nhiên, hồi cuối năm 2006, vào thời điểm bầu cử giữa kỳ của Mỹ, Thượng viện Mỹ đã có những lời chỉ trích về chính sách giá dầu mỏ cao của Đảng Cộng Hòa, do đó chính quyền Tổng thống Bush thắng trong việc đưa ra các chính sách kích thích thị trường giá dầu, khiến cho giá dầu thế giới từ mức 80 USD/thùng giảm xuống còn 55 USD/thùng. Và cũng đánh dấu một giai đoạn chấn động của thị trường chứng khoán.
Trong vòng thời gian 1 năm, giá dầu thế giới từ mức 55 USD/thùng hồi năm 2007, đã tăng lên mức 147 USD/thùng năm 2008, trong 1 năm giá dầu thế giới đã tăng 300% và tác động mạnh lên thị trường chứng khoán.
Nhìn lại toàn cục của thị trường chứng khoán, chúng ta có thể đưa ra kết luận:
1. Từ năm 1999 đến năm 2008 là giai đoạn giá dầu tăng từ sau đại chiến thế giới II với cường độ mạnh mẽ nhất.
2. Bản thân thị trường chứng khoán cũng do những nhân tố tạo thành và những nhân tố này không phải chỉ trong một thời gian ngắn là có thể phục hồi. Những nhân tố này bao gồm cả cục diện chính trị trong bầu cử của Mỹ, cục diện tại cuộc chiến của Trung Đông.
Những đánh giá về phương thức cắt giảm sản lượng của OPEC
Trong tình hình cung cầu của thị trường dầu mỏ thế giới, hiện tại nhu cầu của thế giới đang bị co hẹp. Từ quý IV /2008, OPEC đã tiến hành hai lần cắt giảm sản lượng, tổng mức cắt giảm là 4,2 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, việc cắt giảm sản lượng đối với cán cân cung cầu trên thị trường này có những biến chuyển theo chiều hướng xấu, và phương thức cắt giảm sản lượng này của OPEC không đem lại kết quả như mong đợi.
Có những kết luận rất đơn giản: khi giá dầu thế giới thấp các nước thành viên có thể tiến hành phương thức cắt giảm sản lượng. Theo đại diện các doanh nghiệp dầu mỏ của Saudi Arabia giá dầu phải được duy trì ở trên 70 USD/thùng thì các nước thành viên mới có thể thu được lợi nhuận cần thiết. Nhưng theo ước tính của Tổng công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc có thể được duy trì giá dầu ở mức trên 20 USD/thùng, các công ty dầu khí đã thu được lợi nhuận.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc cắt giảm sản lượng của OPEC không khiến cho thị trường dầu mỏ của thế giới tăng trở lại, mà nược lại chúng ta có thể thấy rõ, tại một thời điểm khi OPEC tăng sản lượng, nhưng giá dầu tăng, trong khi sản lượng giảm, giá dầu vẫn giảm
Các chính sách kích thích kinh tế
Khó khăn để duy trì hỗ trợ giá hàng hóa trên thị trường
Sự nguy hại của khủng hoảng tài chính Mỹ ngày càng gây nguy hiểm không chỉ cho nước Mỹ mà nó đang lan đến Anh Quốc, EU và các nền kinh tế lớn của châu Á. Trong năm 2009 các doanh nghiệp, các quốc gia và khu vực sẽ thực sự đối mặt với vấn đề là đơn đặt hàng giảm và tình trạng cắt giảm biên chế tăng mạnh.
Năm 2009 sẽ là một năm khó khăn với nền kinh tế toàn cầu, theo nhận định của các chuyên gia chính sách kinh tế của Mỹ và Trung Quốc, năm nay khó có thể cứu vãn được nền kinh tế toàn cầu.
Mặc dù các quy mô kích thích kinh tế của Mỹ và Trung Quốc là những con số khổng lồ, nhưng chúng ta vẫn chưa nhìn thấy hiệu quả thực sự của nó. Để có thể đáp ứng được nhu cầu cầu của các chính sách kích thích kinh tế, năm 2009 chính phủ Mỹ yêu cầu phát hành 2000 tỷ trái phiếu chính phủ, khiến cho người ta lo ngại rằng, khi những chính sách kích thích kinh tế khổng lồ được đưa ra thì kéo theo đó là con số thâm hụt ngân sách khá lớn. Đó cũng là nguyên nhân vì sao nhiều thể chế kinh tế rất lớn được đưa ra nhưng hiệu quả thu vào lại rất nhỏ.
Thay đổi chính quyền khiến cho thị trường dầu mất đi động lực
Khi đánh giá về sự biến động mới nhất của thị trường tài chính, điều mà chúng ta không nên sơ xuất chính là những ảnh hưởng do việc thay đổi chính quyền mang lại. Cùng với việc Obama đắc cử chức Tổng thống thứ 44 của Mỹ, đồng nghĩa với việc chính sách bảo thủ kéo dài 8 năm của Đảng Cộng Hòa cũng kết thúc. Là tân Tổng thống Mỹ, Obama đã công khai tuyên bố với thế giới, chiến tranh không còn là vấn đề ưu tiên của chính phủ, chính sách giá dầu cao “không hợp lòng người” cũng vì thế mà thay đổi. Đồng thời ông sẽ chọn chính sách đồng đô la mạnh để duy trì sức mạnh tiền tệ. Về chính sách năng lượng, ông khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo để thi hành độc lập về năng lượng. Về chính trị, chính quyền mới này cũng đưa tín hiệu hòa giải đối với Iran.
Có thể thấy, toàn bộ chính sách của Obama nhằm duy trì hệ thống vẫn chưa hỗ trợ cho việc tăng giá dầu. Sự xoa dịu chính trị về cơ bản sẽ xóa bỏ những lo lắng không thể dự báo về thị trường, đồng thời có thể dự báo về sự thay đổi giá của “thị trường rớt giá”. Sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo sẽ làm tăng nhu cầu trên thị trường dầu. Từ đó kế hoạch năng lượng mới năm 2007 có thể thực hiện trước, hơn nữa các chính sách năng lượng này sẽ được các nước khác bắt chước. Điều quan trọng hơn, chính sách đồng đô la mạnh của Obama sẽ sẽ đòn kích thích thị trường, xóa bỏ những lo lắng về sự mất giá của đồng USD khiến cho giá hàng hóa tăng cao.
USD phô trương thanh thế - càng tạo áp lực đối với giá dầu
Cùng với nhận định về hướng đi của đồng USD, thị tường tồn tại rất nhiều những bất đồng. Nhiều chuyên gia phân tích đã từng đưa ra nhận xét rằng, đồng USD sẽ còn có thể trượt giá hơn nữa.
Đầu tiên hãy xem xét về thực tế tình trạng giá trị của đồng USD. Áp lực giá trị của đồng USD có thể đến từ chính sách lãi suất thấp, đầu cơ phi lý và tình trạng suy thoái của nền kinh tế.
Để có thể ứng phó với khủng hoảng, chính phủ Mỹ đã không màng đến hậu quả của việc đưa mức lãi suất về 0%, trong khi đó trên thị trường không ngừng xuất hiện các hạng mục đầu tư. Do đó, chính phủ Mỹ càng đứng trước áp lực rất lớn về việc phải in thêm tiền để có thể tăng thêm tính linh động trên thị trường tiền tệ, điều đó càng khiến cho người ta cảm thấy lo ngại về sự mất giá của đồng bạc xanh.
Mặc dù "ma lực" của đồng USD là rất lớn nhưng thực sự những nhân tố bất lợi đối với đồng bạc này vẫn luôn tồn tại, và những nhân tố bất lợi này có thể sẽ là những ảnh hưởng không tốt cho thị trường.
Theo các chuyên gia phân tích: giá dầu ở mức 55 USD/thùng
Từ khi giá dầu mở mức cao đỉnh điểm là 147 USD/thùng cho đến nay, dường như không còn xuất hiện bất cứ một đối kháng nào, ngày nay do nhu cầu về dầu mỏ giảm, giá dầu thế giới có thể chạm ngưỡng 30 USD/thùng, và nó cũng là một nhân tố quyết định đến thị trường chứng khoán.
Dưới tác dụng của các chính sách kích thích kinh tế của các nước, có những mặt hàng với những giá cả tăng nhẹ, và giá dầu cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào khi giá dầu thế giới có bật trở lại thì cũng không lên cao vượt quá 55 USD/thùng - các chuyên gia phân tích nhận định.
(Vinanet)