Tổng cộng 636 nhà vận động hành lang trong ngành dầu khí đã đăng ký tham dự sự kiện COP27 ở Ai Cập, nhiều hơn 25% so với số lượng tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Anh và nhiều hơn tổng số đại biểu của mười quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu.
Các nhà vận động hành lang trong ngành dầu khí đông hơn bất kỳ phái đoàn quốc gia nào ngoài Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, quốc gia dự kiến sẽ tổ chức hội nghị vào năm tới. Các nhà vận động hành lang trong ngành dầu khí đến đây nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của ngành nhiên liệu hóa thạch. Chẳng hạn như, họ có thể đẩy lùi các biện pháp cấm các dự án khí đốt mới và thúc giục các đại biểu chấp nhận khai thác mỏ dầu ở các quốc gia đang phát triển.
Các nhà lãnh đạo của các quốc đảo đã kêu gọi các nước trả tiền bồi thường khí hậu bằng cách đánh thuế các công ty dầu lớn. Các nhà vận động hành lang trong ngành dầu mỏ có khả năng sẽ cố gắng giảm bớt bất kỳ thỏa thuận nào như vậy.
Được mệnh danh là COP của Châu Phi, COP27 có khả năng đồng thời giải quyết các tác động nghiêm trọng của khí hậu đối với lục địa này và giới thiệu tiềm năng nhiên liệu hóa thạch của lục địa Châu Phi, nên sự tham gia của các nhà vận động hành lang là điều dễ hiểu.
Hồi tháng 3, Vijaya Ramachandran, giám đốc năng lượng và phát triển tại Viện Đột phá, đã đề xuất rằng Đức và châu Âu nên hướng tới châu Phi, nếu họ nghiêm túc trong việc muốn đạt được an ninh năng lượng. Ramachandran lưu ý rằng lục địa này được ưu đãi với sản lượng, trữ lượng khí tự nhiên, và những phát hiện mới đáng kể trong quá trình được khai thác. Rất ít khí đốt của Châu Phi đã được khai thác, dùng cho tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu.
Algeria đã là một nhà sản xuất khí đốt lớn với trữ lượng đáng kể chưa được khai thác và được kết nối với Tây Ban Nha bằng một số đường ống dưới biển. Đức và EU đang nỗ lực mở rộng công suất đường ống nối Tây Ban Nha với Pháp, từ đó nhiều khí đốt của Algeria có thể chảy sang Đức và những nơi khác. Các mỏ khí đốt của Libya được kết nối bằng đường ống dẫn tới Ý.
Các đường ống mới đang được thảo luận hiện tập trung vào Dự án Đường ống Đông Địa Trung Hải, dự án sẽ đưa khí đốt từ các mỏ khí đốt ngoài khơi của Israel đến châu Âu. Senegal gần đây đã phát hiện ra các mỏ lớn ngoài khơi. Trong khi đó, Mozambique đã và đang khai thác nguồn khí đốt tự nhiên khổng lồ của mình.
Nguồn tin: xangdau.net