Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hỗn loạn chính trị ở Libya lại đe dọa tới hoạt động khai thác dầu

Quốc hội Libya có trụ sở tại miền đông hôm thứ Năm đã bổ nhiệm một Thủ tướng mới, trong khi Thủ tướng đương nhiệm từ chối từ chức và được cho là mục tiêu của một vụ ám sát vào đầu ngày hôm thứ Năm, trong một cuộc rạn nứt chính trị khác tại quốc gia sản xuất dầu thuộc OPEC.

Sự hỗn loạn chính trị mới, sau cuộc bầu cử thất bại dự kiến ​​diễn ra vào cuối tháng 12 năm 2021, có nguy cơ mang lại sự hỗn loạn cho các thể chế bị chia rẽ của Libya và làm tăng viễn cảnh xung đột mới cũng như phong tỏa các cảng dầu và cơ sở hạ tầng năng lượng khác.

Quốc hội hôm thứ Năm đã bổ nhiệm cựu bộ trưởng nội vụ Fathi Bashagha làm Thủ tướng lâm thời mới.

Nhưng Abdulhamid al-Dbeibah, Thủ tướng lãnh đạo Chính phủ Hiệp ước Quốc gia (GNU) được quốc tế công nhận, từ chối từ chức và công nhận sự lựa chọn của Quốc hội.

Quốc hội cho rằng al-Dbeibah và chính quyền của ông không còn giá trị.

Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của tướng phía đông Khalifa Haftar đã hoan nghênh việc bổ nhiệm Bashagha.

Chính quân đội LNA - với sự trợ giúp từ các nhóm liên kết - đã phong tỏa các cảng dầu của Libya trong gần 8 tháng vào năm 2020, khi Libya hầu như không khai thác và xuất khẩu được dầu.

Trong khi đó, al-Dbeibah được cho là sống sót sau một vụ ám sát trước đó vào thứ Năm, một nguồn tin thân cận với chính phủ lâm thời mà ông đứng đầu nói với Reuters. Cho đến nay, không có nhà chức trách nào của Libya đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.

Sau khi một số mỏ dầu của Libya bị phong tỏa vào tháng 12 và đầu tháng 1, Libya đã tìm cách khôi phục sản lượng dầu lên 1,2 triệu thùng/ngày vào giữa tháng trước. Việc đóng cửa đường ống để sửa chữa khẩn cấp và phong tỏa một số mỏ, bao gồm cả mỏ dầu lớn nhất của cả nước, Sharara, đã làm giảm sản lượng dầu xuống dưới 800.000 thùng/ngày vào đầu tháng 01. Sự phong tỏa của Lực lượng Bảo vệ Các Cơ sở Dầu khí đã buộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC) phải tuyên bố tình trạng bất khả kháng đối với việc xuất khẩu từ một số cảng.

Sự hỗn loạn quay trở lại ở Libya không phải là điềm báo tốt cho hoạt động sản xuất dầu của nước này, và một sự gián đoạn nguồn cung lớn khác có thể đẩy giá dầu lên cao hơn.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM