Phó Hoàng Thái Tử Mohammed bin Salman gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày hôm qua để thảo luận về việc gia hạn hiệp ước cắt giảm sản xuất của OPEC với 11 nhà sản xuất dầu kháccũng như tình hình ở Syria.
Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã gặp gỡ nhà đồng cấp Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih, để thảo luận về tình hình thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Mối quan hệ Nga-Saudi hiện đang không căng thẳng. Mặc dù hai bên ủng hộ phe phái đối lập trong cuộc nội chiến Syria, và cũng là đối thủ của nhau trong thị trường dầu mỏ châu Á. Tuy nhiên, họ cùng chung những khó khăn do cuộc khủng hoảng giá dầu năm 2014, và ít nhiều buộc phải hợp tác tìm cách để chống vục dậy giá cả.
Trong khi Nga, dù với thâm hụt ngân sách, tỏ ra linh hoạt đối mặt ảnh hưởng của điều mà nhiều nhà quan sát coi như là một cuộc chiến giá do OPEC thực hiện với trên đá phiến sét của Mỹ, Riyadh đã thấy rằng mình khó có thể chịu đựng được tác động và trở thành nước ủng hộ tích cực nhất việc cắt giảm trong sản xuất.
Trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng năm 2016, Nga đã có một vị thế tốt hơn Saudi Arabia: nước này đã tăng sản lượng lên hơn 11 triệu thùng/ngày trong tháng 11, mức sản xuất được xem là cơ bản để ước tính cắt giảm, và chỉ đồng ý cắt giảm 300.000 thùn/ngày trong sản xuất.
Saudi Arabia, mặt khác, đã thực hiện phần cắt giảm lớn nhất, và tính đến cuối tháng 5 năm nay, theo Bloomberg, đã cắt giảm sản lượng 600.000 thùng/ngày, mặc dù hạn ngạch cắt giảm ít hơn chỉ 500.000 thùng/ngày.
Đối với Syria, quan hệ song phương đang rất căng thẳng. Quay trở lại năm 2015, Hoàng tử Mohammed phát biểu tại một cuộc họp với ông Putin nói rằng Riyadh quan ngại đến sự tham gia quân sự của Moscow trong việc hỗ trợ tổng thống Bashar Assad và cảnh báo rằng sự liên quan này có thể có "hậu quả nguy hiểm."
Kết quả cuộc họp hôm nay, bao gồm cả việc ký kết 4 thoả thuận hợp tác giữa Nga và Saudi Arabia, sẽ đặc biệt thú vị trong bối cảnh căng thẳng giữa Riyadh và Tehran tăng lên cùng với sự căng thẳng nhen nhóm trong nội bộ Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh GCC. Sự căng thẳng là do những lời nhận xét thân thiện từ Quốc vương Qatar về Iran trên các phương tiện truyền thông nhà nước, sau đó đã được gỡ bỏ và thông báo đó là "tin tức giả tạo".
Nguồn: xangdau.net