Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hiệp ước cắt giảm cung của OPEC dường như đã thất bại trước cuộc họp

Việc cắt giảm sản lượng sâu có thể sẽ khơi mào cho sự phục hồi giá dầu nhưng khuyến khích sản xuất lớn hơn từ đá phiến Mỹ

Kế hoạch của Nga và Opec nhằm xóa bỏ tình trạng dầu thừa toàn cầu đã không thành công như họ mong đợi, nhưng không trông mong gì các nhà sản xuất lớn nhất thế giới sẽ hành động mạnh hơn khi họ gặp nhau vào đầu tuần tới.

Dầu đã rơi vào thị trường con gấu và tồn kho vẫn duy trì ở mức cao bất chấp thỏa thuận giữa Opec và 10 nước ngoài nhóm để cắt giảm sản lượng. Việc thực hiện hạn chế cung đang gặp trở ngại khi Libya và Nigeria phục hồi sản lượng đã bị mất.

Khó khăn cho các Bộ trưởng tại cuộc họp St Petersburg để xem xét tiến độ của thỏa thuận là các lựa chọn thay thế trông có vẻ tốt hơn so với hiện trạng.

Nếu OPEC từ bỏ thỏa thuận này và tăng sản lượng dầu, thì giá sẽ giảm thêm nữa gây ra nhiều tổn thất hơn cho nền kinh tế của họ.

Và mặc dù việc cắt giảm sản lượng sâu hơn sẽ tạo ra một đợt phục hồi về giá nhưng điều này có lẽ sẽ khuyến khích dầu đá phiến Mỹ sản xuất ồ ạt hơn.

Mike Wittner, Giám đốc nghiên cứu thị trường dầu tại Societe Generale, New York, nói: "Họ đang ở giữa một nơi đầy trắc trở và khó khăn. Điểm mấu chốt là, nó đã không thành công" và "nếu cắt giảm nhiều hơn, họ càng hỗ trợ giá thì càng hỗ trợ sản xuất của Mỹ."

Giá giảm trở lại

Giá dầu đã để mất tất cả những gì tăng được kể từ khi Opec và Nga bắt tay hồi tháng mười hai để cố gắng và kết thúc sự suy thoái của thị trường kéo dài trong hai năm rưỡi.

Bất chấp dự báo rằng các biện pháp này sẽ làm giảm lượng dầu tồn kho thừa mứa của thế giới, điều đó dường như không xảy ra, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết vào ngày 13 tháng 7.

Giá của hai hợp đồng dầu WTI và Brent đều vẫn còn thấp hơn 50 phần trăm so với mốc đỉnh điểm năm 2014.

Thoả thuận giữa Opec và các đồng minh đã bị phá hỏng trước khi nó thậm chí bắt đầu, vì các nhà sản xuất chủ chốt như Ả-rập Xê-út, Nga và Iraq đẩy mạnh xuất khẩu ngay trước khi thời hạn cắt giảm sản lượng có hiệu lực.

Hiệp định này đang đối mặt với một thách thức nữa là Nigeria và Libya khi cả cũng đang phục hồi sản lượng.

Ông Ed Morse, giám đốc nghiên cứu hàng hoá của Citigroup ở New York, nói: "Vấn đề cơ bản là Libya và Nigeria kết hợp để sản xuất ra nhiều hơn đáng kể so với mức mà bất kỳ ai đã dự đoán”.

Sự tuân thủ yếu

Dù cả hai quốc gia được mời tham dự hội nghị tại St Petersburg, nhưng không nước nào muốn giảm nguồn cung cho dù họ được hỏi, ông Morse nói.

Hơn nữa, vì cả hai nước này đang ở gần với giới hạn công suất của họ, nên bất kỳ thỏa thuận nào về mức trần hiện tại sẽ chỉ mang tính biểu tượng mà thôi, ông nói.

Tuân thủ suy yếu giữa các quốc gia khác đặt ra một thách thức nữa. Theo IEA, mức độ tuân thủ của Iraq đã giảm xuống 29%.

Bộ trưởng Dầu khí Ecuador, ông Carlos Perez, cho biết hôm thứ Hai rằng nước ông đang rút khỏi thỏa thuận.

Theo báo cáo của chuyên gia tư vấn Petroleum Policy Intelligence, dẫn nguồn tin từ các nước lớn trong OPEC, sự thất bại của hiệp định đang đẩy Ả Rập Xê-út cân nhắc thực hiện thêm nhiều biện pháp nữa.

Xuất khẩu của Vương quốc này có lẽ sẽ giảm khoảng 600.000 thùng mỗi ngày trong mùa hè này khi nhu cầu trong nước tăng lên, và nó có thể giảm tới 1 triệu thùng mỗi ngày.

Ông Bill Farren-Price, người sáng lập PPI có trụ sở tại Anh cho biết: "Opec đã làm gia tăng thêm một chút tâm lý tiêu cực, Libya và Nigeria đã khiến cho tồn kho không thể giảm xuống mức trung bình 5 năm". "Chúng tôi nghĩ rằng họ đang xem xét các lựa chọn để tăng tốc độ tái cân bằng."

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM