Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hãy quên OPEC đi: Trung Quốc bây giờ mới là người làm xê dịch thị trường dầu

Cách đây không lâu, giá dầu sẽ tăng hoặc giảm mạnh chỉ vì một lời thì thầm từ OPEC, người lúc đó nắm giữ tất cả các con át chủ bài về nguồn cung.

Chỉ cần một gợi ý rằng OPEC sẽ cắt giảm sản lượng thì đã có thể khiến giá dầu tăng đáng kể.

Nhưng những ngày đó đã qua rồi.

Khi cartel công bố vào ngày 30 tháng 11 năm 2016, rằng nhóm sẽ cắt giảm sản xuất lần đầu tiên sau 8 năm trong bối cảnh khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng, thị trường đã vui mừng. Trước khi có bất kỳ sự cắt giảm nào xảy ra, riêng tâm lý đã thúc đẩy giá từ mức đóng cửa 50,74 đô la vào ngày trước đó lên tới 54,94 đô la vào cuối ngày 5 tháng 12 năm 2016.

Từ thời điểm đó, ít nhất là cho đến gần đây, OPEC có thể gợi ý mơ hồ về sản xuất, hoặc thậm chí nghĩ về sản xuất, và nó sẽ làm dịch chuyển thị trường - không cần thiết phải có nguyên tắc cơ bản.

Hiện tượng này vẫn còn mạnh mẽ trong quý cuối của năm 2018. Vào ngày 7 tháng 12 năm 2018, OPEC và các đồng minh tuyên bố rằng họ sẽ làm những gì họ làm tốt nhất: tập hợp lại và kìm hãm sản xuất dầu ra thị trường. OPEC cam kết sẽ lấy 1,2 triệu thùng dầu mỗi ngày ra khỏi thị trường, việc này làm đẩy giá dầu tăng từ 57,83 đô la vào lúc đóng cửa vào ngày 6 tháng 12 lên 61,71 đô la vào lúc đóng cửa vào ngày 7 tháng 12.

Đến ngày 1 tháng 7 năm 2019, khi OPEC và các đồng minh đồng ý gia hạn cắt giảm sản xuất thêm chín tháng nữa, hiệu quả của thông báo này đã bị mờ nhạt. Giá dầu không những không tăng mà còn đi theo hướng ngược lại - không phải vì những cắt giảm của OPEC; mà thay vào đó, là bởi vì thị trường không còn quan tâm. Từ mức giá đóng cửa là 67,52 đô la vào ngày 28 tháng 6, Brent đã giảm xuống còn 65,01 đô la vào ngày 1 tháng 7, và sau đó rớt mạnh xuống còn 62,72 đô la vào ngày hôm sau.

Kể từ đó, OPEC đã tìm mọi cách để dịch chuyển giá một chút, bằng cách này hay cách khác.

Có một tiếng nói mới xuất hiện. Đó không phải Iran, hay thậm chí là đá phiến Mỹ. Mà đó chính là Trung Quốc.

Hiệu ứng còn lại của sự bùng nổ đá phiến Mỹ đã thay đổi tất cả. Sau hậu quả của cuộc khủng hoảng giá dầu mà phần lớn là do sản lượng đá phiến khổng lồ của Mỹ gây ra, thị trường bắt đầu bị dịch chuyển nhiều hơn bởi các ước tính dữ liệu tồn kho dầu thô hàng tuần từ Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) và dữ liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) vào ngày sau đó.

Bây giờ, tất cả những điều này đã bị lu mờ trên thị trường bởi cuộc chiến thương mại đang diễn ra, dữ liệu kinh tế toàn cầu và tín hiệu nhu cầu phát ra từ Trung Quốc.

Giá dầu tăng mạnh nhất trong năm nay được thúc đẩy bởi cuộc tấn công vào ngày 14 tháng 9 vào các cơ sở dầu của Saudi Aramco, nhưng mức tăng 15% đó không thể duy trì kịch tính như các cuộc tấn công trước kia, mặc dù thực tế là nó đã làm gián đoạn ngay lập tức 5% lượng dầu của thế giới.

Trong vòng một ngày, rõ ràng là các thương nhân đã cho rằng Saudis sẽ nhanh chóng vận hành mọi thứ và sẽ không có khủng hoảng nguồn cung đáng kể.

Sự chú ý ngay lập tức tập trung vào Trung Quốc.

Bây giờ, tín hiệu mờ nhạt nhất của một thỏa thuận tiềm năng để kết thúc cuộc chiến thương mại, hay một tín hiệu im lặng rằng mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn làm cho giá dầu biến động mạnh nhất.

Vào ngày 4 tháng 9, giá dầu đã tăng hơn 4% chỉ dựa trên dữ liệu kinh tế của Trung Quốc. Ngay trước đó, thị trường đang sôi sục với những lo ngại về một nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu.

Nó vẫn là như vậy, nhưng với mỗi lần phát hành dữ liệu và chỉ số mới, nó sẽ nhớ hoặc quên đi những nỗi sợ hãi đó một lần nữa.

Vào ngày 10 tháng 10, dầu đã đạt mức cao nhất trong hai tuần với niềm tin rằng thỏa thuận chiến tranh thương mại nằm trong tầm tay dưới dạng thỏa thuận “một phần”. Thị trường đã xem các cuộc đàm phán là bước đột phá lớn nhất trong cuộc chiến thương mại kéo dài 18 tháng.

Nhưng hóa ra lại không phải như vậy, và dầu đã quay đầu giảm một lần nữa.

Mỗi lần đàm phán chiến tranh thương mại, thị trường dầu mỏ lắng nghe kỹ càng hơn rất nhiều so với khi nghe tin Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ, hoặc thậm chí là sự phân rẽ của Iraq trong cuộc nội chiến tiềm tàng.

Chắc chắn là thị trường đang lắng nghe OPEC nhiều hơn trong những ngày này. Thậm chí còn nghe ngóng tài khoản Twitter của Trump nhiều hơn cả liên minh dầu mỏ.

Nhưng cuộc chiến thương mại là mối đe dọa lớn nhất đối với giá dầu cho đến nay và thị trường hiểu điều này.

Cuộc chiến thương mại đang làm suy giảm tăng trưởng kinh tế ở châu Á và Mỹ vì nó làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa và tăng giá đối với người tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế, vốn luôn chuyển thành sự sụt giảm năng lượng.

OPEC đã tự đánh bại mình

OPEC đã thua trong cuộc chiến nguồn cung.

Cho dù có tiếp tục cắt giảm bao lâu đi chăng nữa, thì vẫn không hạn chế được tình trạng thừa cung. Và ngay cả khi có cuộc nội chiến ở Libya phần II, các lệnh trừng phạt làm tê liệt Venezuela và Iran, và cuộc tấn công vào nhà sản xuất lớn nhất thế giới mà người ta có thể tưởng tượng.

Tuy nhiên, OPEC đang cố gắng cắt giảm nguồn cung và để mất thị phần, trong khi đá phiến của Mỹ tiếp tục sản xuất và sản xuất. Nói cách khác, OPEC đang từ bỏ sản xuất và Mỹ đang chiếm lĩnh thị phần.

Vì vậy, bây giờ, trong khi dữ liệu tồn kho dầu thô của Mỹ có thể làm dịch chuyển giá dầu mỗi tuần, nhiều hơn là ảnh hưởng từ bất kỳ tuyên bố nào của OPEC.

                                                                                                                                                                                                  Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM