'Ngày tính sổ’ dành cho Big Oil, khi các sự kiện tại phòng họp và phòng xử án vào tháng trước đưa ra lời cảnh báo rõ ràng nhất về giấy phép hoạt động của các công ty dầu mỏ, được ca ngợi là một chiến thắng to lớn đối với các nhà hoạt động khí hậu. Nhưng việc ăn mừng có lẽ là hơi sớm.
Phe phản đối Exxon và Chevron và phán quyết của tòa án chống lại Shell đã giáng một đòn mạnh vào Big Oil chỉ trong một ngày, và các nhà bảo vệ môi trường đang vui ngất ngây.
Nhưng với niềm vui sướng rằng những ông lớn dầu mỏ ‘đã nhận những gì họ đáng phải nhận', các nhà hoạt động khí hậu có thể đang bỏ qua những hậu quả không mong muốn của việc các cổ đông trừng phạt các công ty dầu khí về việc họ tiếp tục đầu tư vào sản xuất dầu khí.
‘Chiến thắng kiểu Pyrros’
Jason Bordoff, đồng sáng lập của Columbia Climate School và là nhà báo chuyên mục tại Foreign Policy, cho biết chiến thắng của tòa án và phòng họp đối với những người bảo vệ khí hậu có thể là một chiến thắng kiểu Pyrros (một thắng lợi gây ra những tổn thất khủng khiếp ở phe chiến thắng mà nó tương đương với thất bại), bởi vì trừ khi nhu cầu dầu giảm, lượng khí thải có thể sẽ không giảm.
Nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng, có thể trong một thập kỷ nữa, cho đến khi xe điện (EV) và các công nghệ khác làm suy yếu nhu cầu nhiên liệu hóa thạch.
Khi nhu cầu tăng lên, khoảng trống mà các công ty dầu khí quốc tế để lại, nếu họ đẩy nhanh sự chuyển hướng thoát khỏi dầu khí nhanh hơn kế hoạch mà họ đã hoạch định dưới sức ép của các nhà đầu tư và các nhà hoạt động môi trường, sẽ đơn giản được lấp đầy bởi các công ty dầu khí quốc gia. Những công ty này, được nắm giữ bởi các cường quốc dầu mỏ Trung Đông như Ả Rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Iraq, hoặc Kuwait, cũng như Rosneft của Nga, đã không cam kết bất kỳ mục tiêu "công ty năng lượng không phát thải" nào. Họ cũng không hoạt động ở những thị trường lớn có mục tiêu phát thải ròng bằng không.
Trong khi các nhà hoạt động tập trung vào việc trừng phạt các công ty dầu mỏ quốc tế, thì những công ty dầu mỏ quốc gia sẽ không lưỡng lự soạn thảo các chiến lược không phát thải. Họ sẽ tăng cường khai thác và khai thác thêm dầu và khí đốt nhiều hơn vì trước tiên, thế giới vẫn cần đến nhiên liệu hóa thạch. Và thứ hai, bởi vì doanh thu từ dầu mỏ là trụ cột của ngân sách chính phủ và các khế ước xã hội ở những nền kinh tế lớn ở Trung Đông, bao gồm cả nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, Ả Rập Xê-út.
Hơn nữa, có bao nhiêu cổ đông sẽ yêu cầu hành động vì khí hậu tại Saudi Aramco hoặc Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC), khi xét thấy rằng nhà nước nắm giữ (gần như) tất cả cổ phần của mỗi gã khổng lồ dầu mỏ đó? Liệu các nhà hoạt động của Tổ chức Hòa bình xanh có dám vi phạm lệnh tòa án và lên một giàn khoan ngoài khơi Ả Rập Xê Út, như họ đã làm nhiều lần ở Biển Bắc trong những năm gần đây hay không?
Cam kết phát thải
Tất cả các hãng dầu khí quốc tế lớn đã cam kết cắt giảm lượng khí thải, nhưng các nhà môi trường không cho rằng những điều đó là đủ.
Cách dễ dàng nhất và chắc chắn rẻ nhất để cắt giảm lượng khí thải từ sản xuất dầu khí là giảm khai thác dầu khí. Tuy nhiên, nếu Big Oil cắt giảm sản lượng dựa trên mong muốn về môi trường thay vì dựa trên kế hoạch giảm dần đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch, Saudi Aramco và Rosneft sẽ tăng sản lượng của họ, và kết quả là xã hội và khí hậu sẽ không giảm phát thải.
Công bằng mà nói, Shell, BP và Eni đã cho biết trong năm qua rằng sản lượng dầu của họ sẽ giảm dần theo thời gian khi họ có kế hoạch trở thành doanh nghiệp năng lượng không phát thải vào năm 2050. Shell khẳng định vào đầu năm nay, sản lượng dầu của họ đạt đỉnh vào năm 2019 BP dự kiến sẽ cắt giảm sản lượng dầu và khí đốt xuống 40% vào năm 2030. Eni dự báo sản lượng dầu của họ đạt đỉnh vào năm 2025.
Tất cả những cam kết này từ các ông lớn dầu khí sẽ không làm giảm tổng lượng phát thải từ dầu và khí đốt trên toàn cầu bởi vì miễn là nhu cầu dầu và khí ngày càng tăng hoặc ổn định, thì sẽ có các nhà sản xuất sẵn sàng cung cấp. Chỉ cần hỏi Ả Rập Saudi.
Nhu cầu dầu toàn cầu không giảm
Do nhu cầu dầu không có dấu hiệu giảm sớm nên việc cắt giảm nguồn cung từ một công ty dầu mỏ quốc tế sẽ không làm giảm lượng khí thải toàn cầu, Giám đốc điều hành của Shell, Ben van Beurden cho biết vào đầu tháng này.
Ông đã viết trên LinkedIn để đáp lại phán quyết của tòa án mà Shell dự kiến sẽ kháng cáo, sự thay đổi mà thế giới cần đối với năng lượng carbon thấp "phải giải quyết nhu cầu về năng lượng dựa trên carbon, chứ không phải chỉ là phía nguồn cung".
Nếu Big Oil bị buộc phải cắt giảm sản lượng nhanh hơn dự định, việc mọi người đổ đầy bình xăng của họ có thể đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất như Saudi Arabia và Nga sẽ sở hữu thị phần dầu thậm chí lớn hơn nữa. Hơn nữa, vốn đầu tư thấp liên tục vào dầu mỏ và khí đốt từ các ông lớn quốc tế sẽ mang lại cho OPEC và các đồng minh do Nga dẫn đầu có thêm giấy phép để bơm nhiều dầu hơn nhằm đáp ứng nhu cầu toàn cầu và “ổn định thị trường dầu”. Nói cách khác, OPEC + sẽ có nhiều lý do hơn để đẩy mạnh và lấp đầy khoảng trống nguồn cung và ngăn thế giới tránh khỏi “nguy cơ đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng về dầu và khí đốt”, như Giám đốc điều hành của Rosneft, Igor Sechin đã nói vào đầu tháng này.
Trong khi Big Oil đối đầu với các nhà hoạt động khí hậu tại các phòng xử án, OPEC + sẽ có được tầm ảnh hưởng địa chính trị lớn hơn bao giờ hết và sẽ thúc đẩy sản xuất, làm cản trở tới cuộc chiến toàn cầu nhằm giảm lượng khí thải từ các hoạt động khai thác dầu khí và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Nguồn tin: xangdau.net