Nga dường như không lùi bước trước các cam kết về dầu và khí đốt, với những đồn đoán về quan hệ đối tác mới với Ấn Độ, cũng như kế hoạch tăng sản lượng dầu thô từ tháng 01, ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch của nước này đang phát triển mạnh mẽ.
Nga và Ấn Độ đã ký một số thỏa thuận hợp tác năng lượng vào tuần trước, khi Nga có kế hoạch vận chuyển gần 15 triệu thùng dầu từ nhà hãng Rosneft của Nga đến Ấn Độ trong suốt năm 2022. Ấn Độ, nước tiêu thụ dầu thô lớn thứ ba thế giới, hiện nhập khẩu khoảng 85% nhu cầu dầu của mình, chủ yếu đến từ các nhà cung cấp Trung Đông. Nhập khẩu của quốc gia này đã tăng vọt trong năm nay, sau một năm 2020 đầy khó khăn khi các hạn chế do đại dịch làm giảm nhu cầu năng lượng trong vài tháng, trước khi tăng trở lại vào năm 2021.
Thông qua các thỏa thuận gần đây nhất, hai nước hy vọng sẽ ổn định giá dầu, với chuẩn dầu Brent tăng 43% trong năm nay, đạt 76 USD/thùng vào tháng này. Điện Kremlin tuyên bố về hợp đồng này, "Các bên tái khẳng định cam kết tăng cường tìm nguồn cung dầu thô của Nga theo các hợp đồng dài hạn thông qua giá ưu đãi, tăng cường nhập khẩu LNG tới Ấn Độ và khả năng sử dụng Tuyến đường Biển Phương Bắc để cung cấp năng lượng."
Ngoài việc phát triển sự hợp tác nhiên liệu hóa thạch của hai quốc gia, Điện Kremlin cũng đề xuất tiềm năng cho các hoạt động trong tương lai đối với các nhiên liệu mới nổi, chẳng hạn như hydro. Việc mở rộng nền kinh tế hydro trong khu vực và phát triển năng lượng phát thải thấp đều được đánh giá là cơ hội hợp tác trong tương lai cho Nga và Ấn Độ.
Nga đã nhấn mạnh ý định phát triển ngành công nghiệp hydro quốc gia trong thập kỷ tới thông qua lộ trình sản xuất hydro năm 2020. Với áp lực liên tục từ các tổ chức quốc tế trong việc đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu để chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang các giải pháp thay thế có thể tái tạo, cuối cùng chúng ta cũng thấy được phản ứng của Nga. Nước này có kế hoạch sử dụng công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) để thu hồi carbon từ quá trình sản xuất nhiên liệu hóa thạch nhằm hỗ trợ sản lượng hydro xám của mình. Hai công ty khí đốt quốc gia Gazprom và Novatek sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp nhiên liệu mới nổi, cũng bắt đầu các dự án sản xuất amoniac.
Cũng như các quan hệ đối tác quốc tế mới, Nga đã tuyên bố sẽ bơm thêm dầu vào tháng 01, với sự hỗ trợ của OPEC+, vì dường như nước này không bị ảnh hưởng bởi làn sóng lây nhiễm Covid mới gần đây trên toàn thế giới. Nga và Ả-rập Xê-út chỉ là hai trong số các quốc gia đặt mục tiêu tăng sản lượng ban đầu cho tháng 01, bất chấp giá dầu sụt giảm vào đầu tháng sau khi các biện pháp hạn chế mới được công bố trên toàn cầu. Nỗi lo về sự sụt giảm nhu cầu khi các hạn chế đi lại và làm việc đã không còn khiến các khiến thành viên OPEC+ nản lòng.
Nhóm OPEC+ đã liên tục thúc đẩy sản lượng dầu của mình trong những tháng gần đây, với Ả Rập Xê Út, Nga, Iraq, Kazakhstan và Nigeria chiếm 80% trong mức tăng 500.000 thùng/ngày vào tháng 11 của tổ chức. Điều này có nghĩa là tổng sản lượng đạt 41,71 triệu thùng/ngày trong tháng trước, cao nhất trong 19 tháng. Tổ chức và các đồng minh đặt mục tiêu tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày vào tháng 01, và Nga dường như đang dẫn đầu, khi các quốc gia sản xuất dầu nhỏ hơn không đáp ứng được hạn ngạch mới của OPEC+ sau hơn một năm gián đoạn.
Tuy nhiên, có một cuộc tranh luận về việc liệu sự gia tăng sản xuất này có được đảm bảo hay không khi có sự xuất hiện của biến thể Omicron. Trong khi Nhà Trắng yêu cầu OPEC+ tăng mức sản xuất khi nước này đối mặt với cuộc khủng hoảng giá xăng đang diễn ra với giá tăng cao, thì những người khác lo lắng rằng điều này có thể gây bất ổn cho thị trường dầu do nhu cầu toàn cầu không thể đoán trước được.
Sau khi vượt qua cuộc chiến giá căng thẳng vào đầu năm nay, Nga và Ả Rập Saudi cuối cùng dường như đã ở cùng chiến tuyến khi nói đến sản lượng dầu. Nhưng một câu hỏi mà các nhà đầu tư trong ngành cũng đang bắt đầu đặt ra là liệu Nga có thể theo kịp trên thực tế hay không. Mọi chuyện không suôn sẻ đối với Nga vì việc tiếp cận nguồn dự trữ dầu quốc gia của nước này đang cho thấy ngày càng trở nên khó khăn qua từng năm.
Theo Bộ trưởng Năng lượng nước này, do không có các hợp đồng thuê thăm dò mới, nên hầu như tất cả dầu thô của Nga sẽ sớm "khó khai thác". Những khó khăn trong việc chiết xuất dầu sẽ đồng nghĩa với chi phí sản xuất cao hơn. Và thực tế là các phát hiện dầu và khí đốt của quốc gia này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua vào nửa đầu năm 2021 không phải là điềm báo tốt cho sản lượng trong tương lai của nước này.
Sau các hạn chế và nhu cầu thấp hơn trong đại dịch năm 2020, một số công ty lớn của Nga đã cắt giảm hoạt động thăm dò và nguồn vốn để đối phó với những bất ổn của thị trường. Do đó, quốc gia này cần thu hút đầu tư lớn hơn vào các dự án thăm dò nếu muốn tiếp tục phát triển lĩnh vực dầu khí với tốc độ như dự kiến.
Trong khi Nga chắc chắn đòi hỏi nguồn vốn tài trợ lớn hơn cho các dự án thăm dò nếu muốn duy trì sản lượng dầu cao, thì các thỏa thuận mới với Ấn Độ và kế hoạch tiếp tục thúc đẩy sản xuất phù hợp với hạn ngạch của OPEC+ cho thấy hứa hẹn về sự phục hồi của ngành dầu khí nước này. Là một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới, Nga có vẻ sẽ duy trì vị thế là một nhà sản xuất dầu mỏ lớn trên toàn cầu trong nhiều năm tới.
Nguồn tin: xangdau.net