Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hàng hóa TG tuần tới 24/3: Giá dầu và vàng tăng mạnh

 

Trong tuần qua, giá dầu và vàng tăng mạnh, trong khi kim loại cơ bản và nhiều nông sản sụt giảm. Căng thẳng do lo ngại về khả năng chiến tranh thương mại đã tác động tới hàng loạt thị trường hàng hóa.

Năng lượng: Giá dầu tăng mạnh nhất kể từ tháng 7 năm ngoái

Phiên cuối tuần, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) tăng 1,58 USD (2,5%) lên 65,88 USD/thùng, dầu Brent tăng 1,54 USD (2,2%) lên 70,45 USD/thùng sau khi Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabi khẳng định OPEC và các nhà sản xuất khác cần tiếp tục cắt giảm sản lượng cho đến năm 2019.

Tính chung cả tuần, giá dầu WTI tăng mạnh 5,5%, trong khi dầu Brent tăng 6,4%, những mức tăng nhiều nhất kể từ tháng 7.

Giá dầu được đẩy lên khi Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih khẳng định những hạn chế đưa ra vào tháng 1/2017 cần được tiếp tục đến năm 2019 nhằm giảm lượng tồn kho toàn cầu.

Thống kê cho thấy OPEC và các nước sản xuất dầu mỏ khác tuân thủ chặt chẽ thỏa thuận cắt giảm sản lượng. OPEC cho biết mức tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài khối đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng Hai.

Thị trường cũng đang lo ngại về "số phận" của thỏa thuận hạt nhân Iran. Các chuyên gia cho biết thị trường đang quan ngại rằng Mỹ có thể tái áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Iran. Công ty tư vấn năng lượng FGE cho rằng các lệnh trừng phạt mới mà Mỹ áp đặt với Iran có thể khiến lượng dầu xuất khẩu của quốc gia Trung Đông này giảm từ 250.000-500.000 thùng/ngày vào cuối năm nay so với mức xuất khẩu 2-2,2 triệu thùng/ngày hồi đầu năm 2016 khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.

Dự trữ dầu của Mỹ cũng bất ngờ giảm mạnh. Số liệu được công bố mới đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy lượng dầu thô dự trữ của nước này giảm 2,6 triệu thùng, trong khi trước đó các nhà phân tích dự đoán lượng dầu thô dự trữ của Mỹ sẽ tăng thêm 2,5 triệu thùng.

Morgan Stanley dự báo giá dầu Brent có thể tăng lên 75 USD/thùng trong quý III/2018, nhờ nhu cầu theo mùa phục hồi.

Tuy nhiên, sản lượng dầu của Mỹ vẫn đang tiếp tục tăng. Các công ty năng lượng Mỹ bổ sung thêm 4 giàn khoan trong tuần đến ngày 23/3, đưa tổng số giàn khoan lên tới 804, mức cao nhất trong 3 năm.

Kim loại quý: Giá hầu hết tăng mạnh

Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng tăng mạnh lên mức cao nhất một tháng rưỡi, trong bối cảnh lo ngại về cuộc chiến thương mại.
Giá vàng giao ngay tăng lên 1.350,20 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 19/2; vàng giao tháng Tư tăng 22,50 USD (1,7%) lên 1.349,90 USD/ounce.

Giới đầu tư đang lo sợ chiến tranh thương mại có thể phát triển và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ngày 22/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 60 tỷ USD. Bộ Thương mại Trung Quốc mới đây cũng cho biết đang xem xét cân nhắc áp thuế 15% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ để "bù đắp" khoản thiệt hại do Washington gây ra.

Vàng cũng được hậu thuẫn bởi đồng USD suy yếu và lợi tức trái phiếu giảm, khiến vàng hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Tính chung cả tuần, giá vàng tăng 2,8%, mạnh nhất kể từ tháng 4/2016; giá bạc tăng 1,5%; bạch kim tăng 0,7%; duy chỉ có palađi giảm 2%. Cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và mối lo về một cuộc chiến tranh thương mại là hai nhân tố chủ chốt chi phối thị trường vàng thế giới tuần qua.

Giá vàng khá nhạy cảm với chính sách tiền tệ của Mỹ, do lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, đồng thời làm đồng USD tăng giá - nhân tố khiến kim loại quý này trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác. Và trong phiên họp vừa qua, Fed đã nâng lãi suất lần đầu tiên trong năm 2018. Tuy nhiên, số lần nâng lãi suất trong năm 2018 và 2019 vẫn chỉ là tiên đoán.

Theo các nhà phân tích, trong ngắn hạn, giá vàng vẫn sẽ dịch chuyển trong biên độ hẹp, trước những dấu hiệu mang tính xung đột: được hỗ trợ bởi căng thẳng địa chính trị, song vẫn chịu sức ép trước đà tăng trưởng mạnh hơn của kinh tế Mỹ.

Kim loại cơ bản: Đồng, nhôm và kẽm xuống mức thấp nhất nhiều tháng

Trái với kim loại quý, giá các kim loại cơ bản chạm mức thấp nhất nhiều tháng vào phiên cuối tuần, do sự đe dọa cuộc chiến thương mại toàn cầu có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Tại London, giá nhôm giảm 0,2% xuống còn 2.070 USD/tấn, mức thấp nhất 3 tháng sau khi thấp hơn ngưỡng trung bình 200 ngày trong đầu tháng này. Dự trữ nhôm tại Thượng Hải tăng lên mức cao kỷ lục 940.318 tấn. Giá đồng và kẽm cũng giảm thấp.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có kế hoạch áp đặt thuế quan đối với những gì ông cho rằng, chiếm dụng quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, nhưng chỉ sau thời gian tham vấn 30 ngày bắt đầu từ khi công bố danh sách.

Nông sản: Cao su thấp nhất 17 tháng

Cà phê arabica giảm 1,8 US cent tương đương 1,5% trong phiên cuối tuần, xuống 1,172 USD/lb sau khi có lúc xuống chỉ 1,165 USD. Robusta cùng phiên cũng giảm mạnh 52 USD tương đương 3% xuống 1.690 USD/tấn. Lý do bởi dự báo Brazil sẽ bội thu cà phê trong niên vụ này.

Trong khi đó, giá đường thô cũng giảm 0,2 US cent tương đương 1,6% xuống 12,57 US cent/lb, tính chung cả tuần giảm 0,6%, là tuần thứ 4 giảm. Đường trắng trái lại tăng 1,1 USD tương đương 0,3% trong phiên cuối tuần, lên 352,70 USD/tấn.

Cao su Tại Tokyo giảm xuống mức thấp nhất 17 tháng trong phiên cuối tuần sau khi giảm gần 7% bởi đồng yên tăng và giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải suy giảm trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới khiến thị trường chứng khoán, trái phiếu và hàng hóa Trung Quốc đồng loạt giảm.

Hợp đồng cao su giao tháng 8 trên sàn TOCOM giảm 12,8 JPY, tương đương 6,8% xuống còn 174,5 JPY (1,67 USD)/kg, tính chung cả tuần giá giảm 9%, mạnh nhất kể từ tháng 2/2017.

Đồng yên đạt mức cao nhất 16 tháng so với đồng USD, do lo ngại về căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

17/3

10/3

17/3 so với 16/3

17/3 so với 16/3 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

62,34

65,88

+1,58

+2,46%

Dầu Brent

USD/thùng

66,21

70,45

+1,54

+2,23%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

40.680,00

42.510,00

+490,00

+1,17%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,69

2,59

-0,03

-0,99%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

194,59

203,36

+2,40

+1,19%

Dầu đốt

US cent/gallon

191,18

201,84

+2,61

+1,31%

Dầu khí

USD/tấn

581,25

611,50

+4,25

+0,70%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

56.770,00

58.240,00

+350,00

+0,60%

Vàng New York

USD/ounce

1.312,30

1.355,70

+22,50

+1,69%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.471,00

4.538,00

+33,00

+0,73%

Bạc New York

USD/ounce

16,27

16,58

+0,20

+1,19%

Bạc TOCOM

JPY/g

55,60

56,00

0,00

0,00%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

950,10

948,90

+0,16

+0,02%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

994,79

976,35

-8,50

-0,86%

Đồng New York

US cent/lb

310,75

299,30

-2,70

-0,89%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.888,00

6.660,00

-35,00

-0,52%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.085,00

2.050,50

-24,50

-1,18%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.260,00

3.217,00

+14,00

+0,44%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

21.000,00

20.775,00

-75,00

-0,36%

Ngô

US cent/bushel

382,75

377,25

+1,25

+0,33%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

467,75

460,25

+4,50

+0,99%

Lúa mạch

US cent/bushel

242,25

226,25

-2,50

-1,09%

Gạo thô

USD/cwt

12,46

12,36

+0,04

+0,28%

Đậu tương

US cent/bushel

1.049,50

1.028,25

-1,50

-0,15%

Khô đậu tương

USD/tấn

372,90

377,90

+9,90

+2,69%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,98

31,42

-0,46

-1,44%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

523,10

520,60

+1,50

+0,29%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.522,00

2.615,00

+80,00

+3,16%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

118,05

117,20

-1,80

-1,51%

Đường thô

US cent/lb

12,65

12,57

-0,20

-1,57%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

138,30

135,25

-0,75

-0,55%

Bông

US cent/lb

82,85

81,83

-0,32

-0,39%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

489,10

487,60

+2,80

+0,58%

Cao su TOCOM

JPY/kg

191,10

174,60

+0,10

+0,06%

Ethanol CME

USD/gallon

1,49

1,47

-0,03

-2,07%

 

Nguồn tin: vinanet.vn

ĐỌC THÊM