Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hàng hóa TG sáng 3/4: Giá dầu và cà phê giảm, kim loại đồng loạt tăng

 

Phiên giao dịch 2/4 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 3/4 giờ VN), giá kim loại quý và kim loại công nghiệp tăng nhưng dầu, cà phê…đồng loạt sụt giảm.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do áp lực từ việc sản lượng khai thác dầu của Nga tăng và đồn đoán Saudi Arabia sẽ hạ giá bán dầu thô cho các khách châu Á.

Kết thúc phiên giao dịch, dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 5/2018 trên sàn New York giảm 1,93 USD (hay 3%) xuống 63,01 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 20/3; dầu Brent giao tháng 6/2018 trên sàn London giảm 1,70 USD (2,5%) xuống 67,64 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ 21/3.

Bất chấp thỏa thuận giảm sản lượng của OPEC, sản lượng của Nga đã tăng trong tháng 3 lên 10,97 triệu thùng/ngày từ 10,95 triệu thùng/ngày trong tháng 2.

Một số nguồn thông tin cho biết Saudi Arabia dự kiến sẽ cắt giảm giá tất cả các loại dầu thô bán cho thị trường châu Á trong tháng Năm tới, thể hiện giá bán dầu thô Dubai (dầu chuẩn của khu vực Trung Đông) yếu đi.

Một yếu tố giảm giá khác là sự phát hiện của Bahrain – nhà sản xuất dầu mỏ nhỏ nhất trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) – về mỏ dầu lớn nhất của họ trong nhiều thập kỷ. Bahrain phát hiện ra mỏ Khaleej Al Bahrain Basin ở ngoài khơi trong bối cảnh đất nước này muốn gia tăng công suất tại mỏ dầu Bahrain Field lên 100,000 thùng/ngày vào thời điểm cuối thập kỷ này. Vương quốc này hiện cũng tuân theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng OPEC và một số nhà sản xuất khác, với mục tiêu giảm bớt nguồn cung trên toàn cầu.

Mặc dù nhất trí thực hiện thỏa thuận cắt giảm nguồn cung, sản lượng khai thác dầu thô chính thức của Nga trong tháng 3/2018 đã tăng lên 10,97 triệu thùng/ngày, so với mức 10,95 triệu thùng/ngày của tháng Hai.

Sản lượng của Mỹ ngày càng tăng cũng hạn chế giá. Số liệu chính thức phát hành ngày 30/3 cho thấy sản lượng của nước này trong tháng 1 tăng 6.000 thùng/ngày lên 9,964 triệu thùng/ngày.

Dầu Brent đã đạt mức cao nhất năm 2018 tại 71,28 USD/thùng trong tháng 1, nhưng kể từ đó khó vượt qua ngưỡng này. Hai đợt tăng giá cuối tuần trước chỉ đủ vượt mức 71 USD/thùng, mô hình đỉnh kép cho thấy xu hướng tiếp theo là giảm giá.

Mặc dù đang giảm, song thị trường dầu thô vẫn có nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực. Đáng chú ý là căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng và quan ngại Mỹ tiếp tục trừng phạt Iran cũng là các yếu tố hỗ trợ giá "vàng đen".

Tổng thống Mỹ Donal Trump đe dọa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế năm 2015. Ông đưa thời hạn chót ngày 12/5 cho các nước châu Âu để giải quyết thỏa thuận này.

Trong khi đó, các chuyên gia lo ngại cuộc tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể leo thang trở thành một cuộc chiến thương mại, khi mà Trung Quốc đáp lại hành động tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ nước này vào Mỹ, bằng việc thông báo từ ngày 2/4 sẽ tăng thuế lên tới 25% đối với 128 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.

Về thông tin liên quan, Trung Quốc đang thực hiện những bước đi đầu tiên nhằm sử dụng đồng Nhân dân tệ để thanh toán cho nhập khẩu dầu thô, thay vì dùng đồng USD hiện nay. Đây được xem là một diễn biến quan trọng trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thiết lập vị trí quốc tế cho đồng Nhân dân tệ.

Việc dịch chuyển dù chỉ một phần thương mại dầu lửa toàn cầu sang Nhân dân tệ cũng là rất lớn. Dầu thô hiện là hàng hóa được giao dịch nhiều nhất thế giới, với giá trị thương mại hàng năm đạt khoảng 14 nghìn tỷ USD, ngang với tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc trong năm 2017.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng do đồng USD yếu đi và Trung Quốc áp thuế nhập khẩu đối với 128 sản phẩm của Mỹ, trong đó có thịt lợn đông lạnh và rượu vang, khiến căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang.

Vàng giao ngay tăng 1,4% lên 1.342,46 USD/ounce; vàng giao tháng 6 tăng 19,6 USD/ounce (1,5%) lên 1.346,90 USD/ounce.

Jeff Kleaman, nhà quản lý danh mục đầu tư tại GraniteShares cho biết "căng thẳng địa chính trị gia tăng, nổi bật là Trung Quốc và sự trả đũa của họ và điều này có thể đang hỗ trợ vàng trong ngày hôm nay". Một đồng USD yếu thường hậu thuẫn giá vàng. Chỉ số đồng USD giảm so với rổ 6 đồng tiền tệ chủ chốt khác.

Giá vàng đã giảm 1,7% trong tuần trước, mạnh nhất kể từ đầu tháng 12. Tuy nhiên tính chung trong cả quý 1, giá đã tăng 1,7% trong quý 1, quý thứ 3 tăng liên tiếp.

Về những kim loại quý khác, bạc giao ngay tăng 2,1% lên 16,66 USD/ounce. Bạch kim tăng 0,6% lên 933,6 USD/ounce sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong phiên trước kể từ 29/12. Palađi ngược lại mất 1,8% xuống 932,1 USD/ounce.

Trên thị trường sắt thép, giá quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 1,9% lên 446,50 NDT/tấn, trước đó giá đã tăng 5,7% lên 463 NDT/tấn.

Trong khi giá quặng sắt thường theo xu hướng trong thị trường thép, các thương nhân cho biết dự trữ lớn của nguyên liệu thô này tại các cảng Trung Quốc vẫn là một yếu tố tâm lý chủ yếu kìm hãm, giữ xu thế giá giảm. Theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome, dự trữ quặng sắt tại các cảng Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 161,68 triệu tấn trong ngày 30/3, tăng 9% trong năm nay.

Mặt hàng thép cũng tăng bởi dự đoán nhu cầu tại nước tiêu thụ nguyên vật liệu xây dựng hàng đầu thế giới (Trung Quốc) sẽ phục hồi cùng với các hoạt động xây dựng. Hợp đồng thép thanh trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa tăng 0,6% lên 3.344 NDT (533 USD)/tấn, trong phiên có lúc đã chạm 3.480 NDT/tấn, mức cao nhất trong gần hai tuần.

Việc hạn chế sản lượng thép tại một số thành phố Trung Quốc cũng đang hỗ trợ giá, mặc dù mức hạn chế thấp hơn so với mùa đông khi các thành phố miền bắc Trung Quốc buộc phải giảm đến một nửa sản lượng.

Thành phố Handan ở phía bắc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đã yêu cầu các nhà máy thép cắt giảm sản lượng khoảng 25% từ ngày 1/4 tới 15/11 trong nỗ lực hạn chế ô nhiễm không khí.

Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giao tháng 5 giảm 1,75 US cent tương đương 1,5% xuống 1,164 USD/lb, trong phiên có lúc giá chỉ 1,1615 USD, thấp nhất kể từ tháng 6/2017. Thị trường London tiếp tục nghỉ lễ Phục sinh trong phiên vừa qua nên không báo giá robusta.

Cao su cũng giảm trong phiên vừa qua sau 5 phiên tăng trước đó. Hợp đồng kỳ hạn giao tháng 9 tại Tokyo đóng cửa giảm 2,4 JPY (1,3%) xuống 181,6 JPY (1,7 USD/kg). Trong tuần trước giá đã tăng 5,4%, đánh dấu một tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2017. Giá cao su trên sàn giao dịch Thượng Hải kỳ hạn tháng 9 tăng 40 NDT lên 11.575 NDT (1.844 USD)/tấn.

Đường thô kỳ hạn tháng 5 tại New York chốt phiên vừa qua tăng 0,17 US cent (1,4%) lên 12,52 cent/lb. Các hợp đồng giao ngay đã giảm 18,5% trong quý 1, quý có diễn biến tồi tệ nhất trong 8 năm khi dự đoán lượng dư thừa lớn trên toàn cầu.

Tuần trước, Ấn Độ đã yêu cầu các nhà máy phải xuất khẩu 2 triệu tấn đường để giảm tồn kho và hỗ trợ giá trong nước. Giá đường tại Ấn Độ đã giảm 16% trong 6 tháng qua. Ngoài ra việc dư cung trong bối cảnh sản lượng ngày càng tăng do các nhà máy tích cực bán đường để thanh toán cho nông dân trồng mía. Lượng đường dư thừa nhiều hơn dự kiến có kể gây sức ép cho giá trong nước ngay cả khi đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2015.

Dư thừa đường tại Ấn Độ có thể tăng lên 5,3 triệu tấn do sản lượng niên vụ 2017/18 đạt mức kỷ lục 30,3 triệu tấn. Sự dư thừa sẽ tăng do sản lượng từ bang Maharashtra, bang sản xuất lớn thứ hai của Ấn Độ dự kiến tăng lên 10,6 triệu tấn từ 4,2 triệu tấn trong năm ngoái. Uttar Pradesh, khu vực sản xuất đường lớn nhất của Ấn Độ dự báo sản lượng cũng tăng lên 10,8 triệu tấn so với 8,8 triệu tấn năm trước.

Trong bối cảnh giá đường tại Ấn Độ vẫn cao so với giá thế giới, để thúc đẩy các nhà máy Ấn Độ xuất khẩu đường ra nước ngoài, Chính phủ nước này thông báo những nhà máy nào xuất khẩu đường trong niên vụ này sẽ được nhập khẩu đường thô miễn thuế trong trong những niên vụ tới.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

63,01

-1,93

-3%

Dầu Brent

USD/thùng

67,64

-1,7

-2,5%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

41.760,00

-1.290,00

-3,00%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,68

0,00

-0,07%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

197,40

+0,79

+0,40%

Dầu đốt

US cent/gallon

198,61

+0,59

+0,30%

Dầu khí

USD/tấn

607,25

-3,75

-0,61%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

58.220,00

-1.380,00

-2,32%

Vàng New York

USD/ounce

1.342,10

+4,80

+0,36%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.547,00

+13,00

+0,29%

Bạc New York

USD/ounce

16,55

-0,13

-0,76%

Bạc TOCOM

JPY/g

56,40

+0,30

+0,53%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

932,88

+1,58

+0,17%

Palladium giao ngay

USD/ounce

932,94

-3,93

-0,42%

Đồng New York

US cent/lb

305,05

+0,05

+0,02%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.714,00

+49,00

+0,74%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.004,50

-22,50

-1,11%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.274,00

-10,00

-0,30%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

21.100,00

+210,00

+1,01%

Ngô

US cent/bushel

387,75

+0,50

+0,13%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

449,00

+2,75

+0,62%

Lúa mạch

US cent/bushel

232,75

+1,00

+0,43%

Gạo thô

USD/cwt

12,31

-0,04

-0,36%

Đậu tương

US cent/bushel

1.041,00

+5,50

+0,53%

Khô đậu tương

USD/tấn

378,40

+1,10

+0,29%

Dầu đậu tương

US cent/lb

32,07

+0,03

+0,09%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

524,80

0,00

0,00%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.635,00

+79,00

+3,09%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

116,40

-1,75

-1,48%

Đường thô

US cent/lb

12,52

+0,17

+1,38%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

139,20

-1,90

-1,35%

Bông

US cent/lb

81,09

+0,12

+0,15%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

512,70

-3,00

-0,58%

Cao su TOCOM

JPY/kg

178,90

-2,70

-1,49%

Ethanol CME

USD/gallon

1,43

-0,05

-3,12%

 

Nguồn tin: vinanet.vn

ĐỌC THÊM