Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hãng buôn dầu lớn nhất thế giới cảnh báo OPEC: Cảnh giác với nhu cầu tiêu thụ suy yếu

Khi nói đến thị trường dầu, câu chuyện trong năm qua, kể từ khi OPEC hủy bỏ cuộc họp vào tháng 4 năm ngoái, chỉ là cùng một câu chuyện: hạn chế nguồn cung dầu thô với hy vọng tái cân bằng thị trường dầu, cắt giảm lượng hàng tồn kho dư thừa, qua đó thúc đẩy giá cao hơn. Tuy nhiên, ngày hôm qua, hãng buôn dầu tư nhân lớn nhất thế giới cho biết các nỗ lực của OPEC có thể là vô ích bởi vì nhóm các sản xuất dầu đang nỗ lực kiểm soát sai vấn đề: đó không phải là vấn đề nguồn cung, mà là nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đơn giản là không ở đó.

Theo Vitol Group, hãng kinh doanh dầu mỏ tư nhân lớn nhất thế giới, nhu cầu tiêu thụ không tăng trưởng nhiều như mong đợi, và sản lượng đá phiến của Mỹ đang tăng nhanh hơn dự báo, theo báo cáo của Bloomberg. Kho Hui Meng, lãnh đạo chi nhánh tại châu Á của công ty cho biết đây là một kết quả hợp lý, làm tăng gánh nặng cho các nhà sản xuất lớn nhất thế giới, những người cần tuân thủ các cam kết cắt giảm cung để duy trì mức giảm giá. Trong khi đó, đá phiến tiếp tục chiếm lấy thị phần OPEC, và phần lớn là của Arab Saudi, cũng như các nước như Iran và Libya đang không bị ràng buộc bởi thỏa thuận hạn ngạch sản lượng ở Vienna.

Nhưng biến đổi lớn nhất chính là nhu cầu tiêu thụ , mà đơn giản chỉ là không đủ: "Điều chúng tôi cần là tăng nhu cầu tiêu thụ thực tế, tăng trưởng nhu cầu nhanh hơn," ông Kho, chủ tịch của Vitol Asia Pte, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Kuala Lumpur. "Tăng trưởng có, nhưng không đủ nhanh."

Theo ông Kho, vấn đề tóm gọn là: ban đầu là sức tiêu thụ dầu, hay còn gọi nhu cầu, được dự báo sẽ mở rộng trong năm nay khoảng 1,3 triệu thùng/ngày, tăng trưởng đã được giới hạn ở mức khoảng 800.000 thùng/ngày cho đến lúc này trong năm 2017 và sản lượng nội địa Mỹ đã tăng 400.000-500.000 thùng/ngày so với dự kiến. "Nếu nhu cầu quay trở lại mức như dự báo, thì nó sẽ hỗ trợ, nhưng cảm giác cho tôi biết nó vẫn khá xa," ông nói. Viễn cảnh nhu cầu của Vitol đã được Cơ quan Năng lượng Quốc tế chia sẻ, cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay khoảng 100.000 thùng/ngày xuống còn 1,3 triệu thùng/ngày do tiêu thụ suy yếu hơn ở các nước thành viên OECD và suy thoái đột ngột trong hoạt động kinh tế ở Ấn Độ và Nga, theo một báo cáo được công bố vào tháng trước.

Kết quả là, IEA đã cắt giảm ước tính trưởng nhu cầu dầu của Ấn Độ năm 2017 khoảng 11%. Không chỉ Ấn Độ: cũng có lo ngại rằng tiêu thụ có thể chậm lại ở Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai trên thế giới. Như đã cho biết hối tháng 3 các nhà máy tinh chế tư nhân của Trung Quốc hoặc còn gọi "ấm trà", chiếm 1/3 công suất quốc gia, đã nhận được hạn ngạch nhập khẩu dầu thô thấp hơn so với năm ngoái, khiến cho thu mua dầu của các nhà máy này có thể của chậm lại.

Ông Kho cho biết thêm: "Thị trường dầu đang tìm kiếm sự tăng trưởng nhưng không có sự tăng trưởng," ông nói thêm rằng các nhà máy lọc dầu chỉ có thể được chấp nhận khối lượng nhập khẩu như năm ngoái. Và mặc dù tiêu thụ xăng của Mỹ dự kiến ​​sẽ sớm đạt đỉnh điểm vào mùa hè, tăng trưởng nhu cầu "vẫn chưa có", ông nói.

Tuy nhiên, trong cái được gọi là luật thứ ba của thông tin giá dầu, đối với mỗi nhà giao dịch giá xuống, có một nhà sản xuất dầu giá lên tương đương, trong trường hợp này Saudi Arabia. Và quả thực, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới này khá lạc quan về triển vọng dầu mỏ. Theo Bloomberg, Saudi dự đoán năm 2017 tiêu thụ toàn cầu sẽ tăng trưởng với tốc độ tương đương với năm 2016, Bộ trưởng Năng lượng Khalid Al-Falih cho biết hôm thứ Hai. Ông nói tại Kuala Lumpur: "Chúng tôi nhìn thấy sự tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc bằng với năm ngoái, nhờ vào lĩnh vực vận tải mạnh mẽ, trong khi tăng trưởng kinh tế hàng năm của Ấn Độ lên tới hơn 7% sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ.”

Trong khi một số lo ngại về nhu cầu dầu của Trung Quốc suy giảm, Sanford C. Bernstein & Co. không thấy bất kỳ lý do đáng lo ngại nào. Trong báo cáo ngày 9 tháng 5, hãng này cho biết tăng trưởng xe ô tô của Trung Quốc sẽ hỗ trợ nhu cầu xăng dầu, với việc doanh số xe tải và du lịch hàng không tăng lên cũng giúp tiêu thụ nhiên liệu.

Saudi Arabia và Nga, 2 nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, phát tín hiệu có thể cắt giảm sản lượng trong năm 2018, tăng gấp đôi nỗ lực loại bỏ thặng dư. Đây là lần đầu tiên họ cho biết sẽ xem xét kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng hơn 6 tháng, dự kiến ​​sẽ được thống nhất tại cuộc họp của OPEC vào ngày 25/5.

Và rồi có đá phiến sét.

Nawaf Al-Sabah, CEO của Kufpec, một đơn vị thuộc Tập đoàn Kuwait Petroleum Corp., cho biết: "Chúng tôi luôn nói về OPEC, cần bao nhiêu dầu OPEC để đáp ứng nhu cầu thế giới. Mô hình mới này, thật sự là nên nói về phiến sét. Và thị trường đang tự thiết lập tại mức chi phí cận biên của một thùng đá phiến sét."

Theo Bloomberg, sản lượng của Mỹ đã tăng trong 11 tuần tính tới cuối tháng 4 lên mức 9,29 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 2015, theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng. Hơn nữa, theo ước tính của EIA đưa ra hôm thứ Hai, sản lượng dầu thô của Mỹ trong năm 2017 dự kiến ​​sẽ tăng trở lại, từ 9,22 triệu thùng/ngày lên 9,31 triệu thùng/ngày và tăng vọt trong năm 2018 từ 9,9 triệu thùng/ngày lên mức kỷ lục 9,96 triệu thùng/ngày.

Điều đó có thể chứng minh sự lạc quan.

Theo một báo cáo riêng của Bloomberg, các nhà thăm dò đá phiến của Mỹ đã tăng ngân sách khoan nhanh hơn 10 lần so với các nước còn lại trên thế giới để khai thác các khu vực có lợi nhuận màu mỡ ngay cả khi giá dầu giảm gần đây.

Theo các nhà phân tích của Barclays Plc, các nhà khai thác ở Bắc Mỹ có kế hoạch chi tiêu năm 2017 thêm 32% lên mức 84 tỷ USD, so với mức chỉ 3% cho các dự án quốc tế. Phần lớn sự gia tăng chi tiêu đang chảy vào lưu vực Permian, khu vực có trữ lượng đá phiến sét dồi dào nằm giữa Texas và New Mexico, nơi mà các nhà sản xuất đã đạt được lợi nhuận hai con số ngay cả khi dầu mỏ chỉ ở mức giá chưa bằng một nửa so với năm 2014.

Không cần phải nói gì thêm, đó là một tin xấu đối với OPEC và nhóm sản xuất ngoài OPEC trong chiến dịch toàn cầu đang diễn ra, và không thành công nhằm hạ cung và tăng giá. Wood Mackenzie Ltd. ước tính rằng chi tiêu mới sẽ bổ sung thêm 800.000 thùng dầu thô Bắc Mỹ trong năm nay, tương đương với 44% mức giảm của nhóm Saudi và Nga.

Ngân sách khoan dầu trên toàn thế giới sụp đổ trong năm 2016 do sự sụp đổ tồi tệ nhất của thị trường dầu thô trong một thế hệ đã xcắt giảm dòng tiền mặt, buộc các nhà thăm dò phải hủy bỏ các dự án mở rộng, cắt giảm việc làm và bán các tài sản mỏ dầu và khí thiên nhiên để gia tăng nguồn tiền mặt. Tổn thương này cũng diễn ra trong khắp Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, mà qua đó trong tháng 11/2016  nhóm đã đồng ý một số nước không thuộc OPEC để hạn chế sản lượng 1,8 triệu thùng mỗi ngày. Cho đến nay, các công ty dầu khí tư nhân Mỹ như EOG Resources Inc. và Pioneer Natural Resources Co. đang nắm giữ các kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng. Một số giếng khoan đã hoàn thành gần đây tại khu vực Permian đã mang lại 70% lợi nhuận trong quý một, giám đốc điều hành EOG Bill Thomas nói với các nhà đầu tư và các nhà phân tích trong một cuộc họp hôm thứ Ba.

Tuy nhiên, tin tức tồi tệ nhất đối với OPEC là một đợt cung dầu mới có thể sắp xảy ra: "Sản lượng dầu của Mỹ đã tăng lên, mặc dù sản lượng từ những giếng mới được khoan sẽ không thể hiện trong nhiều tháng". Nói cách khác, "chỉ trong vài tháng nữa" sẽ có một đợt dầu đá phiến dồi dào mới tràn vào thị trường.

Không rõ chiến lược của dầu đá phiến có thể tiếp tục được bao lâu nữa: các nhà khoan dầu có thể trở nên lạc quan mặc dù dầu thô gần đây đã giảm mạnh vì nhà sản xuất đã tự bảo vệ với hedge, Martin nói. Hedge là công cụ tài chính nhằm chốt giá cố định cho sản lượng trong tương lai và bảo vệ các nhà sản xuất khỏi biến động thị trường.

 Tuy nhiên, cuối cùng, thủ phạm lớn nhất khiến chiến lược của OPEC thất bại có thể là không có gì khác hơn là FED và các ngân hàng trung ương, đã cung cấp tài chính gần đây cho các công ty dầu khí gần như đã phá sản cách đây một năm, để khai thác kỷ lục với hy vọng lấy đi thị phần của Saudi Arabia.

Roy W. Martin, một nhà nghiên cứu của Wood Mackenzie tại Houston nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: "Bóng ma nguồn cung của Mỹ là có thật. "Mức tăng ngân sách vốn thực sự làm chúng tôi ngạc nhiên."

Nếu Riyadh thực sự muốn giá dầu tăng lên, có lẽ chính phủ nước này nên gửi một bức thư tới Janet Yellen để làm cho các công ty đá phiến khó khăn hơn trong việc có thể nhận được nguồn tài chính cần thiết để sản xuất bất kỳ lượng dầu nào với hầu như không có những hạn chế nào về vốn.

Cuối cùng, quay  trở lại với ông Kho của Vitol, người đã cố gắng để kết thúc với một lưu ý lạc quan. Ông thất bại: "Tôi vẫn đang theo dõi nhu cầu xăng mùa hè của Mỹ", ông nói. "OPEC cho biết sẽ cố gắng và gia hạn sản lượng cắt giảm sau tháng Sáu. Vì vậy, nếu điều đó xảy ra, và tuân thủ tốt, và nếu như sự thiếu vắng nhu cầu tăng trưởng của Mỹ thay đổi trong mùa hè, sau đó chúng ta có thể thấy dầu trở lại mức mức thấp của phạm vi giá 50 USD, nhưng tâm lý thị trường hiện tại là không như vậy."

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM