Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hai yếu tố sẽ làm đảo ngược thị trường dầu năm 2020

Các cơ quan dự báo lớn cho rằng sẽ thấy tình trang dư cung dầu trong năm tới, nhưng những viễn cảnh làm giảm giá đó chủ yếu phụ thuộc vào sức khỏe của sự tăng trưởng đá phiến Mỹ vào năm 2020, một giả định đang ngày càng có vẻ không có thật.

Sự chật vật về tài chính được nhiều người biết đến, nhưng những con cờ domino tiếp tục ngã rạp. Như Bloomberg đưa tin, một số công ty khoan gần đây đã thấy hạn mức tín dụng của họ giảm, làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn mới. Hai lần một năm vào mùa xuân và mùa thu, các ngân hàng đánh giá lại hạn mức tín dụng của họ cho các công ty khoan đá phiến và quyết định họ sẽ cho các công ty vay bao nhiêu. Lần này dự kiến ​​sẽ là lần đầu tiên trong khoảng ba năm, những người cho vay sẽ siết hạn mức cho vay.

Việc cắt giảm hạn mức cho vay đến vào thời điểm khi mà sự xem xét kỹ lưỡng về tài chính đá phiến đang gia tăng. Giá cổ phiếu đã giảm mạnh trong năm nay khi các nhà đầu tư mất lợi nhuận. Ngành này tiếp tục đốt tiền mặt, nên những người cho vay và các nhà đầu tư đang né tránh ngành dầu khí.

Tất nhiên, nếu các công ty khoan không thể vay để bù đắp khoảng trống tài chính, thì họ có thể bị buộc phải phá sản.

Nhưng không phải mọi công ty đều hoàn toàn bị cắt khỏi thị trường vốn. Như Liam Denning chỉ ra, Diamondback Energy đã có thể phát hành 3 tỷ đô la trái phiếu mới với lãi suất thấp, điều này làm nổi bật trường hợp “người giàu kẻ nghèo” ở trong ngành.

Những căng thẳng tài chính giúp lý giải cho thích sự chậm lại trong sản xuất dầu của Mỹ trong năm nay. Mỹ đã bổ sung thêm khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày từ tháng 1 năm 2018 đến cuối năm ngoái; nhưng sản lượng chỉ tăng vài trăm nghìn thùng mỗi ngày trong năm 2019 từ tháng 1 đến tháng 8.

Thật khó hiểu, IEA vẫn dự báo sự gia tăng đáng kể trong sản xuất dầu của Mỹ vào năm 2020 ở mức 1,2 triệu thùng/ngày, nhưng không phải ai cũng đồng ý với triển vọng lạc quan đó. Cuộc khủng hoảng tín dụng và căng thẳng tài chính trong lĩnh vực đá phiến có thể dẫn đến sự thất vọng vào năm 2020.

Điều này trái ngược với bối cảnh gây hoang mang mà OPEC + phải quyết định cho bước đi tiếp theo của mình. IEA nói rằng OPEC + đang gặp một số rắc rối khi tình trạng dư cung cung hiện ra - phần lớn là do sự tăng trưởng của đá phiến. Những người khác chắc chắn cũng đồng ý như vậy. Commerzbank cho rằng những nỗ lực của OPEC để tập trung vào hai thành viên Iraq và Nigeria sẽ không đủ. “Một điều bí ẩn là tại sao OPEC lại tin rằng họ có thể tránh được tình trạng thừa cung này bằng cách thực hiện một vài điều chỉnh”, ngân hàng đầu tư cho biết.

Tuy nhiên, đồng thời, thị trường giao ngay đang cho thấy một số dấu hiệu tăng giá nhẹ. Trong thị trường tương lai, các hợp đồng front-month Brent đang giao dịch ở mức cao hơn so với các hợp đồng dài hạn.

Hơn nữa, có một khả năng tan băng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, điều này có thể tạo ra lực hỗ trợ cho nền kinh tế toàn cầu. Dù không thể tin vào những tin đồn hàng ngày đến từ Washington và Bắc Kinh, nhưng hai bên đã cho thấy một số mong muốn ít nhất là gọi một thỏa thuận ngừng bắn và không leo thang thuế quan.

Tuy nhiên, nền kinh tế đã chậm lại. OECD cảnh báo rằng GDP toàn cầu sẽ giảm tốc xuống chỉ còn 2,9% trong năm nay và duy trì trong phạm vi 2,9-3% cho đến năm 2021. Đây là mức tăng trưởng yếu nhất trong một thập kỷ và giảm mạnh so với mức 3,8% của năm ngoái. “Hai năm xung đột leo thang về thuế quan, chủ yếu là giữa Mỹ và Trung Quốc, đã gây ảnh hưởng tới thương mại, làm suy yếu đầu tư kinh doanh và đang đặt việc làm đứng trước nguy cơ”, theo báo cáo của OECD.

Hoa Kỳ và Trung Quốc có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với triển vọng ngắn hạn của dầu. Như đã đề cập, vẫn còn nhiều ý kiến ​​về mức độ dư thừa nguồn cung dầu vào năm 2020, nhưng một bước đột phá trong chiến tranh thương mại sẽ ngay lập tức thay đổi dự báo tăng trưởng, quỹ đạo nhu cầu dầu mỏ và quan trọng là tâm lý. Thậm chí chỉ cần một kỳ vọng đơn thuần về sự phục hồi kinh tế sẽ khiến giá dầu tăng, ít nhất là trong một thời gian ngắn.

Mặt khác, sự tan băng trong cuộc chiến thương mại là điều không thể tránh khỏi. Hai bên đã cho thấy rất ít bằng chứng, nếu có, rằng họ thực sự đang đạt được tiến bộ về một số vấn đề cơ cấu trong tay. Vẫn có khả năng các cuộc đàm phán sụp đổ và cuộc chiến thương mại tiếp diễn, hoặc thậm chí trở nên tồi tệ hơn.

Bởi vì người ta thường cho rằng thị trường dầu mỏ ở một mức độ nào đó đã tính đến sự lạc quan xung quanh việc giảm thuế, điều này có khả năng đã cộng thêm một vài đô la vào thùng dầu, nên một sự đánh giá lại về sự sụt giảm giá chắc chắn sẽ khiến giá dầu rớt mạnh.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM