Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hai sự kiện sẽ quyết định giá dầu

Hai sự kiện lớn trong hai tuần tới sẽ quyết định quỹ đạo của giá dầu nửa cuối năm nay. Một trong những sự kiện đó sẽ diễn ra ở Nhật Bản, sự kiện kia là ở Áo.

Tổng thống Donald Trump sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị G-20 vào cuối tuần này (28-29/6) tại Osaka, Nhật Bản. Không có gì quan trọng bằng sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu không biết ra sao trong tương lai.

Cả hai nhà lãnh đạo đầy quyền lực kéo họ theo hai hướng đối lập. Một mặt, cả hai đều có một khu vực bầu cử chính trị trong nước được đầu tư trong sự đương đầu, hoặc, ít nhất, không lùi bước trước một cuộc chiến thương mại. Không ai muốn mất mặt. Trump tham gia chiến dịch đối đầu Trung Quốc, và ít nhất một phần căn cứ chính trị của ông có thể thất vọng nếu ông về nhà mà không có thắng lợi nào. Tại Bắc Kinh, ông Tập cũng chịu áp lực rất lớn. Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông khiến ông không có chỗ cho sai sót, và việc bị coi là lùi bước trước Trump sẽ gây tổn hại lớn.

Tuy nhiên, cả hai nhà lãnh đạo cũng chịu áp lực để chấm dứt cuộc chiến thương mại. Trump có một cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra, và ngành nông nghiệp đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá nông sản rớt liên quan đến thuế quan. Nền kinh tế Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi thuế quan của Mỹ, vì vậy ông Tập có thể sẽ nhẹ nhõm khi đạt được thỏa hiệp.

Nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại. Dữ liệu sản xuất yếu, thị trường ô tô sụt giảm nghiêm trọng, khối lượng giao dịch giảm mạnh trên toàn cầu. Nếu các cuộc đàm phán thất bại, Hoa Kỳ và Trung Quốc quyết định leo thang áp lực - Trump đã đe dọa sẽ tăng thuế đối với 300 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc - một cuộc suy thoái toàn diện là có thể xảy ra.

Có lẽ mối đe dọa của một cuộc suy thoái sẽ tập trung một số sự chú ý. Trump tweet rằng ông đã chuẩn bị gặp ông Tập và nói rằng họ đã có một cuộc nói chuyện “rất hay”. Chỉ dòng tweet này không đã khiến giá dầu tăng mạnh. Tại một cuộc họp ở Orlando hôm thứ Ba, Trump nói rằng ông Tập là một lãnh đạo tuyệt vời của Trung Quốc”, điều này có lẽ, có thể được hiểu như là một dấu hiệu cho thấy Trump đang nóng lên để đạt được thỏa thuận. “Chúng ta sẽ thấy chuyện gì xảy ra, nhưng chúng tôi hoặc là sẽ có một thỏa thuận tốt và một thỏa thuận công bằng hoặc chúng tôi sẽ không có một thỏa thuận nào cả, và điều đó cũng O.K”.

Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch dự đoán tăng trưởng nhu cầu dầu cho năm 2019 ở mức tương đối 0,93 triệu thùng/ngày, nhưng cũng cho biết sự bế tắc trong các cuộc đàm phán thương mại sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. “Thuế quan bổ sung có thể sẽ buộc chúng tôi phải điều chỉnh lại con số của mình thấp hơn”, ngân hàng đầu tư đã viết trong một ghi chú. Căng thẳng thương mại cao hơn sẽ có nguy cơ khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng chậm lại sâu hơn và kéo dài hơn.

Đồng thời, một bước đột phá sẽ loại bỏ một trở ngại lớn, có khả năng khiến giá dầu cao hơn nhiều.

Sự kiện lớn khác là cuộc họp OPEC + tại Vienna. Sau một cuộc tranh cãi về ngày tổ chức chính xác, nhóm đã quyết định gặp nhau tại Vienna vào ngày 1 và 2 tháng 7.

Ở đây, dường như có ít sự không chắc chắn hơn. Sự sụt giảm giá dầu gần đây sẽ khiến cho quyết định của OPEC + trở nên dễ dàng. Miễn là họ tuân thủ cắt giảm và gia hạn chúng, OPEC + có thể thành công trong việc duy trì sự ổn định trên thị trường, các nhà phân tích nói.

“Chúng tôi dự báo nhu cầu thô sẽ tăng nhanh nhờ các quy định IMO 2020 sắp tới vào cuối năm nay, và OPEC có thể sẽ không phải cắt giảm sản lượng nhiều như lời kêu gọi của OPEC. Điều đó đồng nghĩa rằng, sẽ không có chỗ cho cartel tăng sản lượng cho thời gian còn lại của năm 2019 theo quan điểm của chúng tôi”, nhà phân tích thị trường dầu khí của Rystad Energy, Bjørnar Tonhaugen cho biết trong một tuyên bố.

Các dự báo cho thấy “nhu cầu toàn cầu sẽ dẫn trước nguồn cung toàn cầu nếu sản lượng của OPEC vẫn duy trì ở mức hiện tại”, Standard Chartered viết trong một ghi chú. “Mặc dù các số dư dường như không ám chỉ khủng hoảng ngay lập tức đối với OPEC, nhưng các chỉ số thụt lùi là đáng báo động, với nhu cầu dầu tại OECD giảm mạnh trong tháng 3 và dữ liệu hàng tuần tồi tệ nhất của Mỹ kể từ năm 2008”.

Tuy nhiên, ngay cả khi nhu cầu đã suy yếu gần đây, nhưng ngân hàng đầu tư này lập luận rằng dữ liệu gần đây hơn cho tháng 4 đã giảm bớt những lo ngại, cho thấy một chút hồi phục so với tháng Ba. Dữ liệu EIA gần đây nhất cũng cho thấy sự sụt giảm tồn kho và sự sụt giảm bất ngờ trong sản lượng thượng nguồn. “OPEC chưa hoàn toàn thoát nguy do áp lực đầu cơ dựa trên lo sợ cuộc chiến thương mại, nhưng các bộ trưởng có thể cảm thấy yên tâm rằng dữ liệu thụt lùi dường như đang ổn định”, theo Standard Chartered.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM