Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Hai nhà máy lọc dầu lớn của Ấn Độ vừa ngừng mua dầu thô từ Nga

Hai trong số các nhà máy lọc dầu lớn nhất ở Ấn Độ đã ngừng tìm mua nguồn cung dầu thô giao ngay của Nga dự kiến ​​sẽ đến sau ngày 5 tháng 12, thời điểm mà lệnh cấm vận của EU đối với dầu thô của Nga có hiệu lực, các nguồn thạo tin với kế hoạch thu mua của hai công ty Ấn Độ thông tin với Bloomberg hôm thứ Ba.

Theo các nguồn tin, hai nhà máy lọc dầu này là Tập đoàn Dầu mỏ Ấn Độ và Tập đoàn Dầu khí Bharat (BPCL).

Ấn Độ, nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba thế giới, đã nhập khẩu khối lượng lớn dầu của Nga sau khi Nga xâm lược Ukraine do nguồn cung rẻ với mức chiết khấu quá lớn so với các chuẩn dầu khác.

Hiện IndianOil và BPCL, hai trong số các nhà nhập khẩu dầu thô từ Nga thuộc sở hữu nhà nước lớn nhất tại Ấn Độ, đang chờ đợi sự rõ ràng hơn về chế độ trừng phạt của EU trước thời hạn ngày 5/12, bao gồm khả năng trừng phạt thứ cấp đối với người mua dầu thô của Nga.

Kể từ đầu tháng 12, EU sẽ áp đặt lệnh cấm vận nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển và cấm tất cả các dịch vụ vận chuyển hàng hải đối với tất cả người mua trừ khi dầu của Nga được định giá bằng hoặc thấp hơn một mức giới hạn giá nhất định, mà vẫn chưa được quyết định về mức giá này. Nga đã nhiều lần tuyên bố họ sẽ không xuất khẩu dầu của mình sang bất kỳ quốc gia nào tham gia giới hạn giá do G7 và Hoa Kỳ đề xuất.

Ngay từ đầu tháng 9, việc mua dầu từ Nga của Ấn Độ đã được dự báo sẽ chậm lại do nhà nhập khẩu châu Á này đang tìm kiếm thêm nguồn cung từ châu Phi và Trung Đông khi cước vận chuyển cho hành trình dài tăng vọt. Với sự gia tăng giá cước vận tải gần đây, dầu của Nga có vẻ không rẻ như trước, và mức chiết khấu của dầu Nga so với các chuẩn khác đã thu hẹp.

Bộ trưởng Dầu mỏ Hardeep Singh Puri cho biết Ấn Độ cũng sẽ đa dạng hóa hơn nữa nguồn dầu nhập khẩu để chuẩn bị tốt hơn cho việc cắt giảm sản lượng trong tương lai của OPEC+ vốn sẽ làm tăng giá dầu và thắt chặt nguồn cung.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM