Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Goldman Sachs phác thảo các yếu tố chính thúc đẩy tính biến động thị trường dầu trong năm 2018

Thị trường dầu mỏ không còn xa lạ với sự biến động, đột ngột ngừng hoạt động hoặc phục hồi nguồn cung bị gián đoạn thường xuyên gây ra những biến động mạnh về giá cả. Phạm vi rủi ro hiện tại căn bản là trên toàn cầu và cả trên và dưới mặt đất. Các lí do để bi quan chẳng hạn như sản lượng Libya phục hồi ít ỏi, không đủ bù đắp rủi ro từ các nhà sản xuất khác như Venezuela và Iran, và thậm chí cả Mỹ đang góp phần vào sự không chắc chắn của thị trường thông qua các tương tác của Tổng thống Trump với OPEC và khối lượng đi vào thị trường từ Kho Dự trữ dầu khí Chiến lược (SPR). Kết quả ròng chắc chắn chính là rủi ro biến động cao kéo dài cho đến cuối năm.

Sản xuất cao hơn và tung dầu SPR vào thị trường

Chủ tịch OPEC Suhail al-Mazrouei đã nhắc lại thông điệp của OPEC, hôm 11 tháng 7 đã nói rằng nhóm không mong muốn biến động giá cả, và các nhà sản xuất lớn trong OPEC đang làm việc trên một kế hoạch dài hạn để tăng công suất dự phòng. "Biến động là không tốt và chúng tôi không muốn nhìn thấy rất nhiều biến động trong giá cả," Al-Mazrouei nói với Reuters. "OPEC và ngoài OPEC đang làm việc về kế hoạch dài hạn này để ổn định thị trường", ông nói.

Bất chấp việc ông  al-Mazrouei đưa ra mục tiêu duy trì sự ổn định, có rất ít dấu hiệu cứu trợ trong ngắn hạn.

Saudi Arabia đã tăng sản lượng lên 10,5 triệu thùng/ngày trong tháng 6, tăng gần 0,5 triệu thùng/ngày so với tháng trước. Các quan chức Saudi trước đây đã ám chỉ các kế hoạch tăng sản lượng trong tháng này, có thể lên tới 10,8 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, vào ngày 19 tháng 7, đại diện của Saudi Arabia tại OPEC cho biết sản lượng sẽ cơ bản đi ngang trong tháng 7 vào khoảng 10,5 triệu thùng/ngày.

Sự gia tăng nguồn cung thêm vào sự không chắc chắn trong  thị trường bởi vì mức sản xuất chính xác từ liên minh OPEC + không còn được công bố rõ ràng. OPEC+ hứa sẽ đưa trở lại mức tuân thủ 100 phần trăm trong thỏa thuận cắt giảm sản xuất, mà sẽ gần như chuyển thành nguồn cung bổ sung gần 1 triệu thùng/ngày, nhưng nhóm đã không nói rõ những quốc gia nào được phép tăng sản lượng, hoặc tăng bao nhiêu. Ngoài ra, Bộ trưởng Năng lượng Saudi, Khalid al-Falih, cho biết gần đây OPEC+ sẽ không còn theo dõi hạn ngạch sản xuất cụ thể theo từng quốc gia và thay vào đó sẽ tuân thủ mục tiêu chung. Ngoài ra, các quan chức Saudi và Nga đã nói rằng họ sẽ sẵn sàng đi xa hơn nếu cần thiết theo điều kiện thị trường.

Các giới hạn sản xuất từ nhóm OPEC+ đã bắt đầu trong năm 2017 cung cấp một số dự đoán cho thị trường bởi vì nhóm đã rõ ràng về ý định của họ. Nhưng sự bối rối xung quanh quyết định mới nhất của OPEC+ vào tháng 6 và nhiều giải thích rõ ràng khác nhau kể từ đó, chỉ ra sự bất hòa trong nhóm, tạo ra sự không chắc chắn cho các nhà giao dịch.

Hơn nữa, tăng sản lượng nhất thiết phải cắt giảm công suất dự trữ của Saudi Arabia, và mặc dù nó sẽ dẫn đến nguồn cung bổ sung vào thị trường, khoảng thời gian công suất dự phòng thấp có lịch sử trùng với biến động giá cao hơn. EIA dự đoán rằng công suất dự phòng của OPEC sẽ giảm dần trong 18 tháng tới, xuống chỉ còn 1.19 triệu thùng/ngày vào quý 4 năm 2019, giảm từ 1.82 triệu thùng/ngày trong quý 2 năm nay.

Công suất dự phòng của OPEC và giá dầu thô WTI - Nguồn: EIA, Thomson Reuters

Một yếu tố khác làm tăng tính không chắc chắn đối với thị trường dầu là các báo cáo nói rằng chính quyền Trump đang cân nhắc việc tung lượng một lượng dầu từ SPR, với các lựa chọn khác nhau, từ việc bán thử nghiệm một mức tương đối nhỏ  là 5 triệu thùng cho tới một mức đáng kể là 30 triệu thùng, dĩ nhiên với các nước thành viên khác của IEA. Việc tung dầu ra một lần từ SPR sẽ không có tác động cơ bản như nhau đối với thị trường dầu mỏ như là một sự gia tăng sản xuất bền vững, nhưng hiệu ứng tâm lý vẫn là đáng kể. Sự không chắc chắn về thời gian và quy mô của khối lượng tung ra thị trường, nếu nó xảy ra, đang tạo ra sự lo ngại.

Lực cản kinh tế và thương mại

Một biến số khác là viễn cảnh suy thoái kinh tế. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cảnh báo trong triển vọng kinh tế thế giới mới nhất của mình rằng trong khi tăng trưởng GDP toàn cầu vẫn mạnh mẽ ở mức 3.9%, thì rủi ro cho triển vọng đó đang “tăng lên”. IMF cho biết, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã thể hiện “mối đe dọa lớn nhất trong tương lai gần với tăng trưởng toàn cầu. ”

Nhưng nó không phải là duy nhất. Cục Dự trữ Liên bang FED đã liên tục tăng lãi suất, điều này đã giúp củng cố đồng đô la Mỹ. Một đồng bạc xanh mạnh mẽ hơn đã gây căng thẳng cho các đồng tiền trên khắp thế giới, với những biến động đặc biệt mạnh mẽ ở Argentina, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay cả đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, vốn được kiểm soát chặt chẽ, đã giảm giá dưới áp lực của đồng đô la. Các tổn thương trong nền kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu hình thành từ cuộc chiến thương mại ngày càng tăng, mà không cần phải nói, có sự phân nhánh trên toàn cầu.

Chính quyền Trump đã thực hiện thuế quan trị giá 34 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc, nhưng một một thuế quan lớn hơn được ước tính sẽ ảnh hưởng tới 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có thể sắp diễn ra. Goldman Sachs nói rằng thông điệp từ chính phủ Mỹ cho thấy có "sự kỳ vọng giảm dần cho một giải pháp của những căng thẳng thương mại này sẽ đạt được một cách nhanh chóng."

Thiệt hại cụ thể trong thị trường dầu mỏ từ chiến tranh thương mại có thể vẫn còn hạn chế. Goldman Sachs ước tính rằng thuế quan ảnh hưởng tới 800 tỷ đô la thương mại toàn cầu sẽ chỉ làm giảm nhu cầu dầu tương đối thấp khoảng 100.000 thùng mỗi ngày. Tuy nhiên, con số đó có thể tăng lên đáng kể nếu nó hạn chế nhu cầu dầu vận tải sử dụng trong thương mại; nếu nó làm ảnh hưởng xấu đền tài chính; nếu nó cắt giảm đầu tư vì sự bất ổn kinh tế; hoặc nếu chiến tranh thương mại biến đổi từ một cuộc chiến song phương thành cuộc chiến thương mại đa phương.

Suy thoái kinh tế không phải là một kết quả dự tính trước được, nhưng với Mỹ trong giai đoạn cuối của sự phục hồi 10 năm và nền kinh tế Trung Quốc cho thấy một số tín hiệu cảnh báo, sự lặp lại tăng trưởng nhu cầu dầu mạnh mẽ trong vài năm qua có thể là khó khăn.

Iran

Biến số quyết định nhất ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ có thể là sự cắt giảm xuất khẩu dầu của Iran do các lệnh trừng phạt của Mỹ. Giá dầu tăng vọt vào cuối tháng 6 sau khi một quan chức Bộ Ngoại giao cho rằng các chính phủ trên khắp thế giới sẽ phải cắt giảm mua dầu Iran còn“zero”, và rằng chính phủ Mỹ sẽ không thể cung cấp bất kỳ ngoại lệ. Tuyên bố đó dẫn đến suy đoán rằng toàn bộ 2,5 triệu thùng dầu xuất khẩu của Iran có thể bị ảnh hưởng. Những bình luận gần đây từ Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo đã làm dịu đi một chút, cho thấy chính phủ Mỹ sẽ xem xét một số quyền xin miễn trừ.

Một loạt các kết quả khả dĩ đối với dầu mỏ Iran sẽ còn một chặng đường dài để xác định điều gì xảy ra với giá dầu trong tương lai. Thật khó để phóng đại tầm quan trọng này. Khoảng 3% nguồn cung toàn cầu đang phụ thuộc vào kết quả của điều đó.

Biến động không biến mất

Ngược lại, khối lượng tăng từ Saudi Arabia và SPR có khả năng tăng hơn là làm giảm bớt những bất ổn sâu sắc hiện đang tác động đến thị trường dầu mỏ. Quỹ đạo của các mức sản xuất Saudi đang có một chút không rõ, và bất kỳ sự thay đổi nào từ sản lượng Saudi cao hơn sẽ cung cấp sự linh hoạt lớn hơn cho chính phủ Mỹ để thắt chặt các ốc vít lên Iran. Ngoài ra, các nguyên tắc cơ bản của thị trường dầu khí vẫn thắt chặt và gián đoạn cung hơn nữa từ Libya, Venezuela và Nigeria là hoàn toàn có thể. Hàng tồn kho trở lại mức trung bình 5 năm và nhu cầu tiếp tục tăng. Nhưng các rủi ro kinh tế đang tăng lên. Goldman Sachs nói Brent có thể test lại mức 80 USD/thùng, nhưng trong khi đó, giá biến động đang trở lại.

"Sự không chắc chắn về quy mô và thời gian của những thay đổi này đã làm lu mờ triển vọng ngắn hạn về các nguyên tắc cơ bản về dầu, với nguồn cung thay đổi đủ lớn để có khả năng biến thâm hụt 0,5 triệu thùng/ngày trong tháng 6 thành thặng dư 0,3 triệu thùng/ngày trong tháng 8 và trở lại thâm hụt 0,6 triệu thùng/ngày trong tháng 11,” Goldman Sachs nói trong một báo cáo.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM