Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Goldman cảnh báo OPEC sẽ phải đối mặt với thử thách sau khi thỏa thuận dầu mỏ vấp phải sự hoài nghi


Khi thị trường dầu mỏ phản ứng một cách hoài nghi với thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC, Goldman Sachs Group Inc cho rằng nhóm này có một số thách thức để giải quyết.

Tổ chức này sẽ phải đối mặt với thử thách để bảo vệ thị phần và tạo ra tăng trưởng doanh thu khi chuyển tiếp việc hạn chế sản lượng, ngân hàng cho biết trong một báo cáo ngày 25 tháng 5. Thêm vào đó, mô hình backwardation - khi giá dầu ngắn hạn cao hơn so với giá dài hạn - sẽ là cần thiết cho những cắt giảm đạt được mục tiêu thu hẹp tồn kho dầu thừa và ngăn chặn sự gia tăng “buông cương” của sản xuất đá phiến của Mỹ.

Các nhà phân tích trong đó có Damien Courvalin viết:" OPEC cần phải tạo ra một mối đe dọa đáng tin cậy rằng thị trường dầu mỏ có thể sẽ quay trở lại sự thặng dư để cuối cùng làm chậm dòng vốn đổ vào đá phiến sét. Điều này có thể đạt được bằng việc bày tỏ mục tiêu tăng sản lượng trong tương lai và dần dần đẩy mạnh sản xuất để tăng thị phần nhưng giữ cho tồn kho ổn định và tình trạng backwardation xảy ra".

Giá dầu thô đã giảm nhiều nhất trong ba tuần vào thứ Năm sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đồng minh quyết định kéo dài hạn chế của họ tới cuối tháng 3. Theo Goldman, phản ứng tiêu cực là do thiếu các cắt giảm lớn hơn, Libya và Nigeria vẫn được miễn trừ khỏi thỏa thuận, và không có "chiến lược rút lui rõ ràng". Hơn nữa, các nhà máy lọc dầu ở châu Á, thị trường dầu lớn nhất thế giới, đang cảnh báo OPEC có thể mất thị phần do cắt giảm.

"Có khả năng cao thị phần của OPEC sẽ giảm", Kim Wookyung, phát ngôn viên tại SK Innovation Co. cho biết. "Chúng tôi có thể giảm mua hàng từ các thành viên của OPEC, trong khi tăng nhập hàng từ các khu vực như Châu Phi và Châu Âu. Đối với dầu thô của Mỹ, chúng tôi vẫn đang quan tâm xem liệu có khả thi về mặt kinh tế hay không".

Theo Guo Chaohui, nhà phân tích tại International Capital Corp có trụ sở ở Bắc Kinh, quả thực các quốc gia không thuộc OPEC bao gồm Hoa Kỳ, Brazil và Canada không phải là thành viên của hiệp định cắt giảm sản lượng sẽ tăng sản xuất trong trung và dài hạn, bù đắp và vượt quá nguồn cung hạn chế được.

"Chúng tôi có các nhà máy lọc dầu có thể xử lý dầu thô từ Mỹ, chúng tôi đang mua từ Canada, Nga, Mỹ Latinh và các nước châu Phi và các nhà cung cấp Viễn Đông", ông B. Ashok, Chủ tịch Tập đoàn Dầu Khí Ấn Độ, nhà máy lọc dầu lớn nhất nước này nói. "Vì vậy, chúng tôi không nghĩ rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung của mình", ý ông muốn nói đến việc giảm sản lượng của OPEC.

Tuy nhiên, Goldman đã bày tỏ sự lạc quan. Courvalin đã viết trong báo cáo rằng dự báo cung cầu của ngân hàng cho thấy việc kéo dài 9 tháng trong hạn chế sản xuất sẽ đạt được "một sự bình thường hóa trong tồn kho của OECD vào đầu năm 2018, thậm chí với sự tuân thủ giảm dần". Goldman dự báo giá dầu thô Brent trong nửa cuối năm 2017 vẫn ở mức 57 đôla một thùng.

Sự gia tăng sản lượng Mỹ, được hỗ trợ bởi hoạt động tại các mỏ đá phiến, đã làm dấy lên mối lo ngại rằng việc cắt giảm của OPEC và các đối tác sẽ bị hủy hoại. Theo Goldman, backwardation duy trì trong thị trường dầu mỏ sẽ là chìa khóa để hạn chế sự tăng trưởng của dầu đá phiến vì nó sẽ làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tư nhân và vốn tín dụng.

Trong khi ngân hàng dự đoán cắt giảm của OPEC sẽ tạo ra tình trạng backwardation bằng cách bình thường hóa hàng tồn kho, thì thị trường dầu mỏ hiện đang trong tình trạng contango, nghĩa là giá kỳ hạn dài cao hơn giá ngắn hạn. Giá dầu WTI giao ngay thấp hơn khoảng 1 USD/thùng so với giá dầu giao sáu tháng sau đó. Khoảng cách này đã tăng lên hơn 8 USD/thùng vào tháng 2 năm 2016, mức cao nhất trong gần một năm qua, trong bối cảnh dư cung khi OPEC bơm thỏa thích để bảo vệ thị phần từ các đối thủ trong đó có các nhà sản xuất đá phiến Mỹ.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM