Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Gián đoạn cung dầu có thể làm tê liệt châu Á như thế nào?

 

Tin tức của tháng: Ngành công nghiệp dầu mỏ Ả Rập Xê-út đã bị tấn công và giá tăng vọt khi mọi người lo lắng về an ninh nguồn cung chỉ vài ngày sau khi các báo cáo mới nhất cảnh báo về nguy cơ thừa cung. Nhưng bên cạnh điều hiển nhiên, các cuộc tấn công, lấy khoảng 5 triệu thùng/ngày ra khỏi công suất sản xuất toàn cầu, đã làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của các nền kinh tế châu Á trước những sự cố gián đoạn cung. Nhưng cũng có niềm hy vọng trong cơn bĩ cực: nó có thể thúc đẩy họ hành động để khắc phục chỗ yếu này.

Các cuộc tấn công vào mỏ dầu Khurais và cơ sở chế biến Abqaiq đã khiến các nhà phân tích nói về dầu ở mức 80 đô la và thậm chí là 100 đô la mỗi thùng tùy thuộc vào thời gian Saudis mất bao lâu để khôi phục hoạt động bình thường tại các cơ sở. Tuy nhiên, theo cập nhật mới nhất đã làm giảm giá: hơn một nửa sản lượng bị mất đã được khôi phục. Đến cuối tháng 9, Bộ trưởng Năng lượng Abdulaziz bin Salman cho biết, Ả Rập Saudi sẽ có 11 triệu thùng/ngày về năng lực sản xuất và đến cuối tháng 11, sẽ là 12 triệu thùng/ngày.

Giá đã rớt ngay lập tức và nhiều người ở châu Á ắt hẳn đã thở phào nhẹ nhõm. Châu Á là khu vực tiêu thụ dầu Saudi lớn nhất. Các nhà nhập khẩu dầu châu Á đã mua tới tổng cộng 72% dầu của Saudi, theo Wood Mackenzie, với tốc độ hàng ngày ở mức 2,5 đến 2,7 triệu thùng dầu nhẹ và siêu nhẹ -hai loại được sản xuất tại các cơ sở bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công.

Do sự phụ thuộc này vào dầu nhập khẩu, mọi biến động mạnh về giá đều có tác động ngay lập tức đến các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là nếu chúng đang chậm lại, chẳng hạn như Ấn Độ. Nhưng bên cạnh những gián đoạn sản xuất, có thể còn có một lý do khác khiến các chính phủ ở châu Á lo ngại về sự biến động giá mạnh: một cuộc xung đột quân sự ở Trung Đông.

Ngay giờ đây, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như Trung Quốc, đang trong một tình thế khó khăn. Mỹ đã đổ lỗi cho Iran về các cuộc tấn công và đã có những ám chỉ mạnh mẽ về việc trả đũa mặc dù cho đến nay họ vẫn ở giai đoạn gợi ý. Nếu họ xúc tiến thì các đồng minh của Mỹ ở Châu Á sẽ gặp một số lựa chọn khó khăn để thực hiện.

Đầu tiên, họ sẽ phải chọn đứng về một bên, và mặc dù, khá chắc chắn là họ sẽ không ủng hộ Iran, nhưng Hàn Quốc và Nhật Bản  sẽ cẩn thận về việc hỗ trợ khả năng tấn công quân sự chống lại nước này.

Nhà phân tích rủi ro Miha Hackernik từ Verisk Maplecroft nói với Bloomberg, “chúng tôi hy vọng Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ cân bằng một cách cẩn thận giữa lợi ích kinh tế và liên minh của họ với Mỹ trong những tuần tới. Tokyo và Seoul sẽ thận trọng với bất kỳ nỗ lực nào để trả đũa trực tiếp chống lại Iran”.

Ấn Độ là một nền kinh tế châu Á và nhà nhập khẩu dầu lớn khác chắc chắn sẽ cố gắng đi con đường an toàn nhất trong việc cân bằng giữa các lợi ích địa chính trị khác nhau. Ấn Độ là quốc gia nằm gần Iran nhất và từng là một trong ba nhà nhập khẩu dầu hàng đầu của nước này. Nước này đã tích cực nhất trong việc cố gắng duy trì mối quan hệ hào hảo hợp lý với nước láng giềng mặc dù thực tế là họ đã ngừng mua dầu khi miễn trừ trừng phạt do Washington cấp hết hạn.

Trung Quốc đã làm rõ lập trường của mình. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao tuần này cho biết, “Trung Quốc chống lại bất kỳ sự mở rộng và tăng cường xung đột nào. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan kiềm chế không thực hiện các hành động dẫn đến leo thang căng thẳng trong khu vực”.

Trung Quốc cũng là quốc gia duy nhất trong khu vực đang tích cực xây dựng sự hiện diện dầu quốc tế của mình như một cách để bảo vệ nguồn cung. Bây giờ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ có lẽ cần phải noi gương của Trung Quốc sau lời nhắc nhở sắc bén về sự mong manh của tình hình địa chính trị Trung Đông. Sản xuất trong nước không phải là một lựa chọn cho Hàn Quốc hay Nhật Bản. Nó là một lựa chọn cho Ấn Độ nhưng không phải là tốt nhất, nghĩa là một lựa chọn rẻ hơn và nhanh hơn. Việc xây dựng các kho dự trữ chiến lược, mở rộng dầu quốc tế và đa dạng hóa nguồn cung là những lựa chọn khác.

Nghe có vẻ dễ hơn tình hình hiện tại. Lý do châu Á mua rất nhiều dầu của Saudi là vì nó rẻ hơn so với các lựa chọn thay thế khác. Để mở rộng dầu quốc tế theo kiểu Trung Quốc cần khá nhiều tiền mặt để tổ chức và thực hiện. Cuối cùng, đa dạng hóa nguồn có thể là khó khăn, vì những cân nhắc về giá cả và dầu sẵn có. Tin tốt trong tình huống phức tạp này là khả năng diễn ra leo thang quân sự thực sự bị hạn chế.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM