Kỳ điều chỉnh giá xăng dầu lần này ghi nhận mức giảm khá sâu hơn 800 đồng/lít xăng, tùy theo quyết định trích Quỹ bình ổn giá.
Ở thời điểm hiện nay, với doanh nghiệp và người dân, thì “giảm được một đồng hay vài đồng đều đáng quý”. Bởi giá xăng dầu leo thang đã khiến chi phí đầu vào năng lượng trực tiếp cho vận chuyển, chi phí gián tiếp từ logistic, giá hàng hóa từ nguyên vật liệu đến ăn, ở… cũng leo thang, đã bắt đầu trở thành gánh nặng chi phí lớn.
Lúc này, các chuyên gia cũng cho rằng, là thời điểm tốt cần nắm bắt, theo dõi kỹ lưỡng diễn biến năng lượng thế giới, để chọn tích trữ từ nguồn cung dự trữ đến mức giá phù hợp. Bởi việc xả kho dầu dự trữ của Mỹ cùng IEA, đã và đang giúp giá dầu thế giới hạ nhiệt xuống dưới 100 USD/ thùng tính trong vòng 2 tuần qua. Nhưng việc xả kho này có thể giúp tạm “bình ổn” thị trường xăng dầu thế giới trong bao lâu? Cũng như, khi giải pháp “tạm” này cạn, nước Mỹ liệu đã tìm được giải pháp mới để thay thế nỗi lo ràng buộc cung dầu từ Nga của cả châu Âu và thế giới? Hay, giá dầu tương lai sẽ còn “biến căng” như theo dự báo của OPEC+, EU không thể tìm ra được giải pháp gì “thoát Nga” khi cầu dầu nhập từ Nga có thể lên tới 7 triệu thùng/ ngày, không phải là 2 hay 3 triệu thùng như đã tính.
Từ 15h ngày 12/4, mỗi lít xăng giảm 830-840 đồng, dầu hoả, diesel hạ 700-740 đồng |
Trước sức ép bên ngoài, việc nắm bắt diễn biến giá dầu, tăng sức tự chủ, tăng sức chống chịu mọi áp lực cung – cầu, biến động ngay lúc này, là quyết sách khôn ngoan của doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Chính vì vậy, TS. Bùi Trinh, chuyên gia kinh tế đã đưa ra giải pháp mang tính đồng bộ, đó là giảm sức ép giá nguyên liệu hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp, tăng sức lan tỏa thực của đầu tư công, bên cạnh công cụ chính sách thuế.
Nguồn tin: Công thương