Một số các nhà máy lọc dầu hàng đầu của Trung Quốc đang phải thực hiện các bước cắt giảm không bình thường trong suốt nhu cầu tiêu thụ đỉnh điểm hè khi thời tiết nóng làm tăng việc sử dụng điện cũng như các gia đình đi ra đường nhiều trong những ngày nghỉ hè.
Gần 10 phần trăm công suất tinh chế của Trung Quốc sẽ bị cắt giảm trong quý ba, phát tín hiệu tăng trưởng nhu cầu từ các nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới đang loạng choạng hơn nữa.
Các nhà cung cấp ở Tây Phi và châu Âu đã cảm nhận được sự bớt nhiệt tình do nhu cầu giảm của Trung Quốc, và nguồn cung thừa toàn cầu đã kéo giá dầu thô giao ngay trong tuần này xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2016.
Các nhà máy lọc dầu lớn của Trung Quốc, bao gồm Cẩm Châu của PetroChina, sẽ hoạt động ở mức thấp hơn 6.500 thùng/ngày so với quý thứ hai.
Nhà máy lọc dầu Fushun của Petrochina, với công suất hàng năm là 233.200 thùng/ngày, bắt đầu ngừng hoạt động 45 ngày kể từ đầu tháng 6, các nguồn tin dấu tên tiết lộ.
Đối thủ Sinopec đang xem xét cắt giảm 230.000 thùng/ngày, tương đương khoảng 5% sản lượng trung bình ngày trong năm ngoái, lần thứ hai trong vòng 16 năm qua.
Các kho sản phẩm dư thừa như xăng và dầu diesel đang tăng lên từ giữa năm 2015, khi Bắc Kinh bắt đầu cấp giấy phép nhập khẩu thô cho các nhà máy lọc dầu tư nhân, đôi khi được gọi là teapot. Điều này đã buộc các tập đoàn nhà nước là Sinopec và PetroChina phải cắt giảm hoạt động, và giảm mua dầu thô.
Gao Jian, nhà phân tích dầu thô của China Sublime Information Group, cho biết: "Các nhà máy lọc dầu có thể nhận ra rằng thị trường trong nước không thể tiêu thụ quá nhiều xăng và dầu diesel, và cách duy nhất là giảm hoạt động.”
Bổ sung thêm vào mức giảm này, khoảng 1,3 triệu thùng/ngày sẽ bị gián đoạn trong quý thứ ba do bốn nhà máy lọc dầu nah2 nước và sáu nhà máy tư nhân bắt đầu bảo dưỡng theo kế hoạch, dữ liệu được cung cấp bởi China Sublime Information Group cho thấy.
Đóng cửa có nghĩa là gần 10% của tổng công suất tinh chế của Trung Quốc là 15,1 triệu thùng/ngày sẽ ngừng hoạt động trong quý ba.
Để giảm thặng dư đang gây sức ép trên thị trường trong nước, các nhà phân tích dự đoán Trung Quốc sẽ xuất khẩu sản phẩm tinh chế, gây áp lực hơn nữa trên thị trường toàn cầu.
"Trung Quốc sẽ phải xuất khẩu sản phẩm ... vào các thị trường Châu Á, do điều kiện nhu cầu trong khu vực này không có vẻ tăng lên," ông Harry Tchilinguirian, trưởng chiến lược hàng hóa tại ngân hàng BNP Paribas của Pháp, nói.
Nguồn cung đầu vào của nhà máy tinh chế thấp hơn sẽ làm giảm nhu cầu dầu thô của Trung Quốc cho đến tháng 9. Một số nhà cung cấp đã cảm thấy lo lắng. Các lô hàng dầu của Angola, hầu hết sang Trung Quốc, đang ở mức thấp nhất trong ít nhất một năm trong vài tuần đầu tháng 6.
Từ Biển Bắc, chỉ khoảng 2 triệu thùng dầu Forty đã được vận chuyển đến Châu Á trong tháng này, so với 6 triệu thùng của tháng 6 năm ngoái và 10 triệu thùng trong tháng 5.
http://static.reuters.com/resources/assets/?d=20170621&t=2&i=EikonDownload%20[3fhgjfjh]&w=&q=
Đừng đánh giá thấp Trung Quốc
Cắt giảm sắp xảy ra trong ngành lọc dầu của Trung Quốc dường như sẽ tiếp tục gây sức ép lên giá dầu, vốn đã giảm hơn một nửa kể từ năm 2014 do nguồn cung quá mức.
Tuy nhiên, các nhà kinh doanh nói rằng nhu cầu dầu lửa mạnh mẽ của Trung Quốc chắc chắn sẽ quay trở lại khi mà nguồn cung thừa giao ngay đã được giải quyết.
Mười chín nhà máy lọc dầu tư nhân của Trung Quốc tuần này đã nhận được giấy phép mới để nhập khẩu dầu thô cho năm 2017.
Oystein Berentsen, giám đốc điều hành của Strong Petroleum, một công ty buôn bán nguồn cung dầu cho các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc, cho biết: "Tôi dự đoán thu mua sẽ được cải thiện khi hạn ngạch nhập khẩu của teapot đã được đưa ra.”
Cùng với giấy phép được cấp trước đó, các nhà máy lọc dầu tư nhân hiện có hạn ngạch nhập khẩu khoảng 1,42 triệu thùng/ngày trong năm nay, và có thể tám công ty trong số đó sẽ nhận được khoản phân bổ thêm 340.000 thùng/ngày.
Khi các nhà máy lọc dầu bắt đầu thuê tàu chở dầu thô nhập khẩu, tác động của các khoản phân bổ nhập khẩu mới sẽ được thể hiện vào cuối quý ba.
Thương nhân cho biết họ sẽ đáp ứng phần lớn nhu cầu này bằng cách bán lại dầu thô được lưu trữ tại Hàn Quốc và Trung Quốc, đặc biệt là từ tỉnh Sơn Đông, nơi hầu hết các nhà máy lọc dầu tư nhân, và từ các tàu chở dầu ngoài khơi Malaysia.
Một số nhà kinh doanh thậm chí còn kỳ vọng nhu cầu tăng mạnh trong quý tư, như đã thấy vào cuối năm ngoái khi các teapot sử dụng hết hạn ngạch để tích trữ trong trường hợp bảo trì hoặc tăng lượng phân bổ hạn ngạch trong tương lai.
Berentsen nói: "Trung Quốc có một chút không thể tiên đoán được - đột nhiên họ mua rất nhiều một cách hoàn toàn bất ngờ, do đó bạn có thể không bao giờ đánh giá thấp thu mua của Trung Quốc.”
Nguồn: xangdau.net