Giá dầu thô đã tăng lên đủ cao để bắt đầu làm tổn hại tới nhu cầu tiêu thụ dầu, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Fatih Birol, cho biết bên lề một sự kiện ở Singapore.
Birol lưu ý tác động bất lợi của giá dầu cao hơn đối với các nền kinh tế mới nổi nói riêng, trong đó có Ấn Độ và Indonesia, cho rằng, "thâm hụt tài khoản vãng lai của nhiều nước đã bị ảnh hưởng bởi giá dầu cao."
Tác động tiêu cực càng thêm trầm trọng bởi sự mất giá của các đồng nội tệ, một diễn biến mà cũng có thể ít nhất theo dấu một phần từ giá dầu cao hơn và ảnh hưởng của chúng lên thâm hụt tài khoản vãng lai.
Tin tốt lành, ít nhất là đối với các quốc gia tiêu thụ dầu, là tình trạng này không thể tiếp tục vô thời hạn và với nhu cầu giảm, giá cũng sẽ đi xuống vào một lúc nào đó.
"Có hai áp lực giảm cho tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu", Birol nói với Reuters. “Một là giá dầu cao, và ở nhiều nước chúng liên quan trực tiếp đến giá tiêu dùng. Thứ hai là đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại. ”
Quả thực, lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu - do các nền kinh tế mới nổi - đã gây sức ép lên giá trong những ngày gần đây. Điều này kết hợp với các yếu tố khác như sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và nguồn cung dầu thô tăng đã đẩy giá Brent và WTI đi xuống, mặc dù giá của hai chuẩn dầu đã giảm nhưng vẫn duy trì được mức tăng tích lũy hơn 10% kể từ đầu năm.
Các tín hiệu trái chiều từ Riyadh liên quan đến kế hoạch sản xuất cũng làm tăng biến động của giá, nhưng dường như thông điệp phổ biến là Vương quốc này sẽ bơm càng nhiều dầu thô nhất có thể để bù đắp cho tổn thất nguồn cung từ Iran, điều này đã làm dấy lên lo ngại về nguồn cung. Tuần trước, Khalid al-Falih cho biết thị trường có thể biến thành thặng dư trong năm tới, điều này có lẽ đã góp phần vào sự lo lắng.
Nguồn tin: xangdau.net